Tiềm năng còn rất lớn

Ngày 20-7-2011, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Rating's ra báo cáo nhận định, trong đó xếp hạng 4 NH Việt Nam gồm: Agribank, VietinBank, ACB và Sacombank cùng đồng hạng B cho khả năng thanh toán trái phiếu bằng ngoại tệ dài hạn với triển vọng ổn định.

Ngày 20-7-2011, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Rating's ra báo cáo nhận định, trong đó xếp hạng 4 NH Việt Nam gồm: Agribank, VietinBank, ACB và Sacombank cùng đồng hạng B cho khả năng thanh toán trái phiếu bằng ngoại tệ dài hạn với triển vọng ổn định.

Cụ thể, với trái phiếu ngoại tệ dài hạn của ACB và Sacombank, phản ánh khả năng tín dụng độc lập và quản lý cũng như mức độ khó khăn môi trường hoạt động. Riêng với Agribank và VietinBank, Fitch đánh giá khả năng sinh lời tương đối yếu hơn nhưng lại có lợi thế nhờ sự hỗ trợ của NHNN.

Về mức độ an toàn, ACB và Sacombank được xếp hạng B, trong khi VietinBank được xếp hạng B-, còn Agribank với hạng CCC. Theo thang xếp hạng của Fitch, hạng B phản ánh rủi ro tín dụng hiện hữu, nhưng vẫn trong giới hạn an toàn; hạng CCC đồng nghĩa với rủi ro cơ bản về tín dụng. Các chuyên gia của Fitch còn cảnh báo khả năng hạ mức tín nhiệm có thể xảy ra nếu các chỉ số kinh tế không có dấu hiệu cải thiện như: lạm phát, lãi suất, rủi ro chất lượng tài sản cho vay…

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, với báo cáo mới này cho thấy Fitch không thay đổi nhiều về mức đánh giá tín nhiệm đối với các NHTM Việt Nam so với tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, Fitch đánh giá độ an toàn của các NHTM cổ phần cao hơn các NHTM nhà nước, thông qua xếp hạng khả năng sinh lời, xếp hạng độc lập và xếp hạng hỗ trợ.

Cũng theo ông Nghĩa, những thông tin xếp hạng này sẽ là cơ sở cho nhà đầu tư quyết định giá trái phiếu của các NH Việt Nam khi phát hành ra thị trường quốc tế. Song đây cũng chỉ là thông tin tham khảo chứ không phải áp đặt, do vậy các NHTM nội địa cũng nên ghi nhận và nỗ lực để vượt qua những đánh giá tiêu cực của các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế.

Giao dịch tại ACB. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Giao dịch tại ACB. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng công bố bản khảo sát về xu hướng sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân Việt Nam (khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 600 người từ 18-50 tuổi ở TPHCM và Hà Nội). Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các sản phẩm tiện ích của NH ngoài sản phẩm tiết kiệm rất thấp so với các nước trong khu vực.

Theo khảo sát này, chưa tới một nửa số người tiêu dùng được hỏi (42%) có biết về dịch vụ thẻ tín dụng, và chỉ 1% có sử dụng thẻ tín dụng. Trong khi đó, ở Indonesia, quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng là 5%; số lượng thẻ tín dụng tại Indonesia đã tăng trung bình 10% và giá trị thanh toán tăng tới 28% mỗi năm; cửa hàng tạp hóa là nơi người Indonesia quẹt thẻ nhiều nhất, chủ yếu thanh toán các vật dụng trong gia đình và chi tiêu cá nhân.

Cũng theo khảo sát, hơn 1/3 (36%) số người được hỏi cho rằng mình không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, 19% hoàn toàn không biết sử dụng như thế nào và 18% cho rằng thẻ tín dụng phức tạp và bất tiện. Đối với các dịch vụ cơ bản của NH như tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm, ATM/thẻ ghi nợ và dịch vụ cho vay, nhiều người tiêu dùng biết về các dịch vụ này nhưng số người sử dụng vẫn còn hạn chế: 32% số người được hỏi có duy trì một tài khoản giao dịch NHTM và 31% có sử dụng thẻ ATM; 12% số người được hỏi có tài khoản tiết kiệm ở NHTM.

Cũng theo báo cáo của Nielsen, khi chọn cho mình một NH, người tiêu dùng quan tâm tới thủ tục đơn giản, nhanh chóng, uy tín cùng với lãi suất mà NH đưa ra.

Theo một chuyên gia NH, thị trường NH trong nước còn nhiều tiềm năng để các NHTM nội địa phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM nội địa đang bắt đầu chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các NHTM nội địa với nhau mà với các NHTM nước ngoài, đặc biệt ở lĩnh vực thẻ tín dụng, tiền gửi…

Thời gian gần đây, nhiều NHTM nước ngoài đã có bước phát triển vượt bậc về số lượng khách hàng tham gia. Đây là một thách thức lớn cho các NHTM nội địa trong thời gian tới nếu không tìm ra giải pháp chiếm lĩnh thị phần trên “sân nhà”.

Các tin khác