Tăng cường kiểm soát thị trường tiền tệ, chi tiêu công

Cuối tuần qua, Trường Đại học Kinh tế - Luật TPHCM tổ chức Hội thảo “Chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam”. Dù khá lạc quan về những tín hiệu ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ, nhưng hầu hết chuyên gia đều cho rằng cần có giải pháp mạnh tay hơn từ Chính phủ để kiểm soát lạm phát căn cơ, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường tăng trưởng bền vững. ĐTTC trích đăng một số ý kiến.

Cuối tuần qua, Trường Đại học Kinh tế - Luật TPHCM tổ chức Hội thảo “Chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam”. Dù khá lạc quan về những tín hiệu ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ, nhưng hầu hết chuyên gia đều cho rằng cần có giải pháp mạnh tay hơn từ Chính phủ để kiểm soát lạm phát căn cơ, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường tăng trưởng bền vững. ĐTTC trích đăng một số ý kiến.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: 

Tỷ giá sẽ ít biến động

Ảnh: Internet 

Ảnh: Internet

Tính trên rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, tỷ giá thực tăng không đáng kể. Dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2011 sẽ thặng dư khoảng 1 tỷ USD (trước đó NHNN dự báo thặng dư 2,5 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thặng dư kể từ năm 2008 (năm 2009 thâm hụt 9 tỷ USD, năm 2010: 3,06 tỷ USD).

Hiện Chính phủ đã đưa ra những quy chế xây dựng thị trường ngoại hối chính thức, lộ trình chống USD hóa và sẽ được thực hiện từ nay đến cuối năm 2013. Trong đó có đề xuất cho NHTM được mua, bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận trên cơ sở tỷ giá bình quân liên NH, có khung phí để mua, bán ngoại tệ và sẽ tiến tới chấm dứt cho vay và huy động USD.

Kiều hối năm 2010 là 8 tỷ USD, trong đó khoảng 4 tỷ USD do người Việt Nam lao động ở nước ngoài gửi về; lượng kiều hối ổn định hàng năm khoảng 3 tỷ USD. Dự báo năm nay kiều hối từ lao động ngoài nước gửi về sẽ giảm từ 4,3 tỷ USD xuống còn 4,1 tỷ USD, mức giảm không đáng kể.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương:

Giảm 1% đầu tư công còn ít

Sau gần 2 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, thấy rõ nhất là việc từ chỗ đổ xô đi mua vàng, USD, nay đã có nhiều người dân bán USD, vàng để nắm giữ tiền đồng. Nhiều nước đánh giá tích cực hiệu quả của Nghị quyết 11 và tin tưởng khả năng nước ta sẽ thực hiện thành công.

Tuy nhiên, người dân cũng như nhà đầu tư trong nước vẫn băn khoăn về khả năng thực hiện triệt để mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thí dụ, trước áp lực của doanh nghiệp, lạm phát có phần giảm nhẹ, liệu Chính phủ có nới lỏng tiền tệ?

Mục tiêu giảm chi tiêu công liệu có thực hiện được khi tổng đầu tư công hiện nay đang chiếm khoảng 40% GDP, nên cắt giảm 1% là con số quá nhỏ. Để làm được điều này đòi hỏi phải nỗ lực vượt qua các nhóm lợi ích để cắt giảm.

Tôi kỳ vọng sau 2 quý kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, tình hình sẽ ổn định nếu không có vấn đề nghiêm trọng từ kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam sẽ rất đẹp trong năm 2012 và 2 thông điệp trong 5 năm tới là thâm hụt ngân sách sẽ dưới 3,5%, tăng trưởng tín dụng dưới 15%.

PGS.TS Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật:

Cơ hội tăng dự trữ quốc gia

Với những giải pháp hiện nay lượng USD đang vào NH rất lớn, nhất là lượng USD cần để nhập vàng không còn nữa khi nhu cầu xuất khẩu vàng tăng do giá trong nước thấp hơn thế giới. Đây có thể là cơ hội để NHNN tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Lãi suất liên NH giảm nhẹ tuần rồi và nhu cầu vay tiền mặt trên thị trường cũng giảm xuống. Đây là những tín hiệu khả quan bước đầu từ chính sách tiền tệ cũng như quản lý thị trường vàng, USD của NHNN. Tuy nhiên, đối với chi tiêu công cần xem xét kỹ việc cắt cái gì cho hiệu quả, cho tư nhân tham gia nhiều vào để giảm gánh nặng ngân sách.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng, Trường Đại học Kinh tế - Luật:

Kiểm soát tham vọng tài khóa

Những dấu hiệu của tham vọng tài khóa là chi thường xuyên của Nhà nước tăng cả về tuyệt đối và tỷ trọng. Ngân sách Trung ương thâm hụt liên tiếp trong 13 năm, trong đó độ giãn tổng thu và chi ngày càng lớn, công trình lớn của quốc gia ngày càng nhiều, nợ nước ngoài tăng liên tục.

ăm ngoái tổ chức định mức tín nhiệm Fitch's hạ bậc tín nhiệm trái phiếu chính phủ của Việt Nam, cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng quốc tế khó khăn hơn. Vì vậy, Chính phủ phải kiểm soát được tham vọng tài khóa của mình.

Hiện nay có 3 giải pháp cơ bản: kiểm soát chi tiêu công và công cụ kiểm soát là khuôn khổ chi tiêu trung hạn đã thí điểm 3 năm nhưng chưa tổng kết; hoàn thiện cơ chế quan hệ đối tác công tư, giảm thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu; đánh thuế tài sản có giá trị lớn trong nước để tăng thu.

Các tin khác