Ổn định tỷ giá cuối năm

Giá vàng biến động, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nóng và mùa vụ của hoạt động thanh toán cuối năm được xem là 3 yếu tố chính gây áp lực lớn đến thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, nhiều nhận định khác với những năm trước, thị trường ngoại hối cuối năm nay có nhiều cơ sở để ổn định hơn.

Giá vàng biến động, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nóng và mùa vụ của hoạt động thanh toán cuối năm được xem là 3 yếu tố chính gây áp lực lớn đến thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, nhiều nhận định khác với những năm trước, thị trường ngoại hối cuối năm nay có nhiều cơ sở để ổn định hơn.

Hội chứng “té nước theo mưa”

 Ảnh minh họa: LÃ ANH

Ảnh minh họa: LÃ ANH 

Cuối tuần qua, giá USD trên thị trường đã có dấu hiệu bình ổn sau vài ngày tăng bởi thông tin nhập khẩu vàng. Ngày 13-8, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ giá bình quân liên NH ở mức 20.618 đồng sau khi nâng lên 10 đồng trước đó 3 ngày.

Các NHTM như VCB, ACB… vẫn niêm yết giá bán USD lên mức kịch trần 20.824 đồng/USD, trong khi giá mua thấp hơn, dao động 20.800-20.814 đồng/USD. Chênh lệch giá mua-bán ở mức 10-12 đồng/USD.

Tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ thu về vẫn bán cho NH bình thường, không có tình trạng găm giữ chờ giá cao. Trong khi đó NH niêm yết giá mua cạnh tranh để tăng lượng thu mua vào đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại tệ cuối năm đang cao của doanh nghiệp.

Trên thị trường tự do, dù giá mua bán USD chững lại nhưng vẫn ở mức bán ra khá cao 20.850-20.900 đồng/USD. Trước lo ngại nước ta sẽ phải tốn khoảng 300 triệu USD cho việc nhập 5 tấn vàng, mới đây lãnh đạo NHNN cho biết thời gian qua Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 40 tấn vàng và lượng ngoại tệ thu về khá lớn.

Hơn nữa, mức độ chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã thu hẹp, tình trạng ồ ạt mua vàng không còn, nên không nhất thiết các doanh nghiệp nhập vàng phải nhập đủ hạn mức được cấp. Như vậy, việc cho nhập vàng không phải là yếu tố lớn khiến tỷ giá tăng.

Theo một chuyên gia NH, tỷ giá tăng những ngày gần đây chịu tác động từ yếu tố tâm lý, tạo ra cơ hội đầu cơ, “té nước theo mưa” của giới kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do lẫn doanh nghiệp và NH. Số liệu từ NHNN cũng cho thấy tuần qua các NHTM tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Trạng thái ngoại tệ của hệ thống NHTM được cải thiện hơn so với trước và duy trì mức dương cả tuần. Vì vậy, không có chuyện mất cân đối ngoại tệ đẩy áp lực tăng nóng tỷ giá.

Không quá căng thẳng

Một số NHTM cho biết lãi suất cho vay ngoại tệ trên thị trường liên NH có dấu hiệu tăng. Lãi suất huy động và cho vay USD trên thị trường 1 (dân cư) cũng tăng. Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc VCB cho biết vay ngoại tệ tính trên số tuyệt đối không nhiều, nên NH vẫn thừa vốn USD và hiện đang gửi ở nước ngoài vài tỷ USD.

Thanh khoản của các NHTM vẫn tốt vì ngoài vốn huy động nhiều NH còn có nguồn lực mạnh nhờ huy động vốn từ nước ngoài. Đến nay đang có sự dư thừa về nguồn vốn huy động tổng thể của hệ thống các TCTD so với tổng dư nợ ngoại tệ 3-5 tỷ USD.

Ông NGUYỄN VĂN BÌNH,
Thống đốc NHNN

Vì thế, hiệu ứng mùa vụ từ nhu cầu ngoại tệ cuối năm phục vụ hoạt động thanh toán của doanh nghiệp dự báo không quá căng thẳng. Theo đánh giá của NHNN, năm nay thặng dư cán cân thanh toán tổng thể sẽ trên 2,5-3 tỷ USD.

Dù nhập siêu ở mức cao nhưng các luồng vốn khác như ODA, kiều hối vẫn được duy trì ở mức khá. Hơn nữa, khác với những năm trước đây hơn 80% lượng kiều hối đã được chuyển vào hệ thống NHTM nhờ chính sách tỷ giá ổn định. Vấn đề đặt ra là việc ổn định tỷ giá còn phụ thuộc nhiều vào khả năng duy trì chênh lệch lãi suất huy động USD và VNĐ đủ lớn.

Theo đó, để chặn được sự dịch chuyển vốn từ VNĐ sang USD, NHNN cần ưu tiên điều hành tỷ giá liên NH không tăng quá mạnh. Và việc sở hữu một lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhờ mua vào nhiều từ đầu năm có thể tạo điều kiện cho cơ quan quản lý điều hành tốt.

Tuy nhiên, làm sao hạn chế tình trạng nhập siêu đang gây áp lực về cân đối ngoại tệ cho nền kinh tế? Ông Nguyễn Phước Thanh cho biết chủ trương của NHNN yêu cầu các NHTM ưu tiên bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu như xăng dầu… nhưng lại không có hành lang pháp lý giám sát chặt, nên các NHTM vẫn thích bán ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Vì đối tượng khách hàng này giá USD bao nhiêu họ cũng mua, nên khi bán NHTM sẽ được lợi hơn. Vì vậy, để ổn định thị trường ngoại hối, ngoài loại trừ yếu tố đầu cơ, làm giá cần có giải pháp căn cơ để hạn chế nhập siêu.

Các tin khác