Ngoại tệ bán cho NH không nhiều như kỳ vọng

Hôm 4-7 là ngày thứ ba kể từ khi quy định các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải bán ngoại tệ cho ngân hàng có hiệu lực thi hành. Đây được xem là chủ trương tích cực nhằm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ của các DN. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các thành viên thị trường thì lượng ngoại tệ mua được từ các DNNN sẽ không tăng đột biến và không dồi dào như kỳ vọng.

Hôm 4-7 là ngày thứ ba kể từ khi quy định các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải bán ngoại tệ cho ngân hàng có hiệu lực thi hành. Đây được xem là chủ trương tích cực nhằm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ của các DN. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các thành viên thị trường thì lượng ngoại tệ mua được từ các DNNN sẽ không tăng đột biến và không dồi dào như kỳ vọng.

> Tăng sức cho thị trường ngoại hối

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

Tại SHB, không cần chờ đến khi quy định của NHNN có hiệu lực thì trước đó cả tháng trời, các DNNN đã rục rịch bán ngoại tệ cho ngân hàng. Cụ thể trong quý II, lượng ngoại tệ mà SHB mua được từ DNNN đã tăng gấp 2 lần so quý I. 

Chính vì vậy, lượng tiền gửi ngoại tệ của các DNNN tại ngân hàng cũng không còn nhiều. Do đó, lượng ngoại tệ thực mua được từ các DN này sau ngày 1-7 sẽ là không đáng kể.

Ông Lê Đăng Khoa, Phó Tổng giám đốc SHB cho biết: “Từ 1-7 chỉ còn 10-15% tổng lượng tiền gửi ngoại tệ tại SHB, lượng 10-15% này không lớn. Sau khi trừ đi các nghĩa vụ thanh toán, hoặc kế hoạch thanh toán thì lượng ngoại tệ này chỉ còn 4-5% bán cho SHB và lượng này là nhỏ”.

Thực tế tại SHB cũng là tình trạng chung ở các ngân hàng thương mại khác. Do vậy, nhìn ra toàn hệ thống, lượng ngoại tệ mua được từ các DNNN cũng được dự báo là không mấy dồi dào.

Ngân hàng Nhà nước trong một lần đột xuất yêu cầu các ngân hàng thương mại thống kê lượng ngoại tệ tiền gửi của 78 DNNN vào tháng 3 vừa qua đã thu được kết quả: Tổng số tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản của các DN này là 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sẽ không hy vọng tất cả lượng 1,6 tỷ USD này được bán cho các ngân hàng.

Ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao, Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết: “1,6 tỷ không nhiều vì họ không phải bán hết 100% theo quy định của Thông tư 13 này vì doanh nghiệp được, tổng công ty được phép giữ lại một phần sau khi họ cân đối nhu cầu ngắn hạn họ dự tính được và họ được phép giữ lại số tiền đó. Tôi đang dự kiến có khoảng 20-25% nhu cầu ngắn hạn đó, khoảng 1,2-1,3 tỷ USD bán lại cho ngân hàng”.

Đấy là chưa tính đến việc, con số 1,6 tỷ USD sẽ giảm bớt khi xu hướng chuyển USD sang thành VNĐ để gửi đã trở nên rõ nét trong thời gian qua. Lý do là bởi lãi suất tiền gửi USD cao nhất áp dụng với các tổ chức hiện chỉ còn là 0,5%/năm. Chính vì vậy, lượng USD mà các DNNN nắm giữ sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đăng Khoa cho biết: “Khi bắt đầu thực hiện Thông tư 13 thì các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã bắt đầu chuyển dần sang VNĐ, không phải 1-7 mới chuyển sang, lượng mua được từ các tập đoàn tuy rằng có tăng nhưng không nhiều mà thấp hơn nhiều so với con số 1,6 tỷ USD”.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, quy định các DNNN phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng từ ngày 1-7 thực sự có ý nghĩa tích cực, giúp giảm việc găm giữ ngoại tệ, chống đôla hóa cho nền kinh tế về lâu về dài.

Tuy nhiên, sẽ là không dễ nếu để có một lượng ngoại tệ dồi dào ngay sau quy định mới có hiệu lực thi hành, bởi lẽ các chuyên gia cho rằng, nếu căn cứ vào con số 1,6 tỷ USD trên tài khoản của các DNNN tính đến hết quý I, rồi trừ các khoản nợ mà các DN phải thanh toán ngay ước khoảng từ 20-30%, thì số ngoại tệ mà các tổ chức tín dụng có thể mua được từ các DNNN chỉ vào khoảng 1,2-1,3 tỷ USD.

Đây là một con số không nhiều, thậm chí là ít ỏi khi chỉ bằng 1/6 so với con số nhập siêu trong nửa đầu năm nay.  

Các tin khác