Lỗ hổng ủy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư là một nghiệp vụ thông thường của các doanh nghiệp (DN) và NHTM. Tuy nhiên, do phục vụ lợi ích một nhóm cổ đông lớn và nhằm lách các quy định an toàn vốn, trần lãi suất huy động cũng như hạn mức tăng trưởng tín dụng của NHNN, các DN và NHTM đang đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ này, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.

Ủy thác đầu tư là một nghiệp vụ thông thường của các doanh nghiệp (DN) và NHTM. Tuy nhiên, do phục vụ lợi ích một nhóm cổ đông lớn và nhằm lách các quy định an toàn vốn, trần lãi suất huy động cũng như hạn mức tăng trưởng tín dụng của NHNN, các DN và NHTM đang đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ này, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.

Tăng trưởng tín dụng bị bóp méo

Bản thân các NHTM không thể trực tiếp đẩy mạnh đầu tư cho vay vì bị NHNN khống chế quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng trong suốt năm không quá 20%/năm, giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống 22% vào ngày 30-6 và 16% vào cuối năm 2011. Nếu các NHTM ủy thác vốn qua công ty con (công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty cho thuê tài chính…) trực thuộc NH để những công ty con này đầu tư, cho vay  hoặc gửi tiền ở NHTM khác cũng “không thoát”, vì khi thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất NHNN sẽ phát hiện.

Vì vậy, để tránh NHNN “soi”, các NHTM làm “thủ thuật” ủy thác đầu tư vốn cho một công ty có chức năng đầu tư (có thể là công ty liên kết - CTLK: cổ đông lớn của NH cũng là cổ đông lớn của CTLK). Bởi trên BCTC của NHTM, hợp đồng ủy thác vốn cho CTLK sẽ không hạch toán vào tiền gửi hoặc cho vay, mà hạch toán vào “tài sản có khác” hoặc “các khoản phải thu khác”. Nhận vốn ủy thác từ NHTM, CTLK tiêu vốn qua 3 cửa:

Thứ nhất, gửi tiền (hoặc cho vay) tại các NHTM nhỏ với lãi suất thỏa thuận (thường là 16-22%/năm. Theo quy định của NHNN, các NHTM “yếu thế” muốn huy động vốn trên thị trường liên NH (chủ yếu để giải quyết thanh khoản) không được quá 20% vốn trên thị trường dân cư (thị trường 1). Do vậy với cửa cho vay thông qua CTLK, các NHTM “yếu” có thể lách được quy định này.

gửi tiền (hoặc cho vay) tại các NHTM nhỏ với lãi suất thỏa thuận (thường là 16-22%/năm. Theo quy định của NHNN, các NHTM “yếu thế” muốn huy động vốn trên thị trường liên NH (chủ yếu để giải quyết thanh khoản) không được quá 20% vốn trên thị trường dân cư (thị trường 1). Do vậy với cửa cho vay thông qua CTLK, các NHTM “yếu” có thể lách được quy định này.

Thứ hai, các CTLK nhận vốn ủy thác từ NHTM đem cho vay đầu tư chứng khoán. Để tránh rủi ro, CTLK sẽ yêu cầu nhà đầu tư mở tài khoản đầu tư và giao dịch tại CTCK (trực thuộc NHTM) để CTCK có thể quản lý được dòng vốn cho vay đầu tư chứng khoán.

Thứ ba, CTLK cho các DN vay, điều này giúp NHTM có thể lách được tăng trưởng tín dụng không quá 20% của NHNN. Nhưng thông thường dòng vốn này chủ yếu vào các DN nằm trong “group” công ty con, có mối quan hệ “anh em” với cổ đông lớn của NHTM. Dòng vốn này không chỉ cho vay sản xuất mà tiếp tục tham gia vào thị trường bất động sản hoặc hoàn trả NH nhằm giảm tỷ trọng tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.

Như vậy, với cửa này các NHTM có thể “lách” được quy định hạn chế cung cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng (TCTD) với các công ty có mối quan hệ thành viên HĐQT, ban tổng giám đốc NHTM (Luật TCTD có hiệu lực từ năm 2011).

Trong 5 tháng đầu năm, mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống chỉ đạt 7%, điều này có nghĩa hạn mức tăng trưởng này còn khá cao cho những tháng cuối năm. Vậy tại sao các NHTM không nỗ lực gia tăng mà thực hiện ủy thác đầu tư vốn? Phải chăng, lượng tín dụng phi sản xuất của các NHTM này chiếm một tỷ trọng lớn và cũng là lĩnh vực hoạt động chính của NHTM.

Nếu điều này xảy ra, các NHTM thực hiện ủy thác đầu tư vốn nhằm giúp “trá hình” giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất theo yêu cầu của NHNN. Cách thức này không thể giúp NHNN đạt được mục tiêu quản trị tín dụng phi sản xuất cũng như tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát

Khó phát hiện trên BCTC

Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng qua hợp đồng ủy thác đầu tư không chỉ làm tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế bị bóp méo, mà thực tế đang tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro lớn cho hệ thống NHTM, trong đó tín dụng “group” (cho vay các công ty có mối quan hệ gia đình) là điều cấm kỵ đã được NHNN ngăn chặn trong Luật TCTD vẫn diễn ra âm thầm ở các NHTM.

Không ai dám chắc quá trình giám sát khi bơm vốn đầu tư chứng khoán thông qua CTCK trực thuộc NH là an toàn, không xảy ra tình trạng khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán thua lỗ, bị âm tài khoản để rồi không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Lợi ích thông qua CTLK, nếu có, khó đem về hết cho NHTM để cổ đông được hưởng, mà chủ yếu rơi vào túi riêng của nhóm lợi ích khác, trong khi NHTM thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư phải chịu rủi ro về vốn.

Hiện nay, các hợp đồng ủy thác đầu tư vốn cho các CTLK được NHTM hạch toán vào các khoản “phải thu khác” và “tài sản có khác”. Nhưng để tránh bị phát hiện hầu hết tài khoản có giá trị lớn được hạch toán ở khoản này đều không được thuyết minh trong BCTC, nếu có thuyết minh cũng rất hời hợt và không chi tiết.

Do vậy, nhà đầu tư và cơ quan quản lý khó có thể biết được nguồn gốc rõ ràng của các “khoản phải thu” và “tài sản có” khác này.

Bịt lổ hổng ủy thác đầu tư

Để ngăn chặn rủi ro từ hoạt động ủy thác đầu tư, Thanh tra NHNN nên thường xuyên kiểm tra các khoản tài sản đi ngoài chính thống, theo đó yêu cầu các NHTM phải thuyết minh rõ ràng để nhà đầu tư và NHNN có thể giám sát. Thực tế ở nước ngoài khi kiểm toán các định chế tài chính, hoạt động kiểm toán rất khắt khe với nội dung này. Các đơn vị kiểm toán độc lập khi phát hiện có khoản ủy thác vốn không chính thống sẽ ghi ra cụ thể, nếu là nguy cơ sẽ cảnh báo rủi ro. Ở một số thị trường phát triển còn quy định NH chỉ được ủy thác đầu tư cho công ty con trực thuộc NH để cơ quan quản lý có thể giám sát chặt chẽ thông qua báo cáo hợp nhất của NH.

Gần đây Thanh tra NHNN phát hiện nhiều NHTM đẩy mạnh mua trái phiếu DN và đầu tư vào các tài sản có khác chiếm một giá trị lớn. Điều này đã được Thanh tra NHNN cảnh báo đây là những khoản đầu tư tiềm ẩn rủi ro lớn. Chính vì vậy, NHNN phải nhanh chóng chặn dòng vốn ủy thác đầu tư không chính thống này để những mục tiêu lớn trong điều hành kinh tế đạt được những kết quả như kỳ vọng.

ThS. Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Các tin khác