Hút vốn tiền gửi bằng công nghệ

Với việc liên tiếp mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại, lĩnh vực huy động vốn tiền gửi từ dân cư ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Trong cuộc chạy đua này, những ngân hàng có thế mạnh về công nghệ, mạng lưới và thương hiệu đang chiếm ưu thế.

Với việc liên tiếp mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại, lĩnh vực huy động vốn tiền gửi từ dân cư ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Trong cuộc chạy đua này, những ngân hàng có thế mạnh về công nghệ, mạng lưới và thương hiệu đang chiếm ưu thế.

Ngân hàng nhỏ mất lợi thế

Đầu tư công nghệ cao tạo nên lợi thế cho ngân hàng trong việc thu hút vốn. Ảnh: LÃ ANH

Đầu tư công nghệ cao tạo nên lợi thế
cho ngân hàng trong việc thu hút vốn.
Ảnh: LÃ ANH

Hiện nay mặt bằng lãi suất tiền gửi VNĐ ở hầu hết ngân hàng thương mại đều giống nhau là đụng trần 14%/năm. Do vậy so với các ngân hàng lớn, các ngân hàng thương mại nhỏ muốn cạnh tranh được không còn cách nào ngoài việc tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại với chi phí hàng tỷ đồng mỗi chương trình, nếu không muốn thỏa thuận “ngầm” lãi suất vượt trần với khách hàng.

Điều này có thể giúp các ngân hàng nhỏ hút được vốn tiền gửi từ ngân hàng khác để bảo đảm thanh khoản. Nhưng nhìn chung chiến lược cạnh tranh tiền gửi theo phương thức này chỉ phát huy tác dụng trong ngắn hạn và lợi bất cập hại.

Bởi nó không chỉ tạo ra cuộc đua cạnh tranh tiền gửi mang tính dây chuyền cho hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại khi làm giá vốn đầu ra tăng lên.

Để tiêu vốn giá cao đã huy động, không ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận cho vay ở những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Chưa kể điều này cũng hình thành nên tâm lý khách hàng tiền gửi có xu hướng không gắn bó với ngân hàng, chỉ chọn gửi tiền ở kỳ hạn ngắn, gây mất cân đối về kỳ hạn tiền gửi cũng như cho vay ở các ngân hàng thương mại.

Từ đó các ngân hàng thương mại lâm vào thế có thể gặp rủi ro về kỳ hạn tiền gửi và cho vay.

 Đầu tư công nghệ để cạnh tranh

Cũng bị cuốn theo cuộc đua của các ngân hàng nhỏ, nhưng một số ngân hàng lớn đã có hướng đi riêng trong việc huy động vốn. Ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong những trường hợp điển hình. Với uy tín thương hiệu, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng (hiện có gần 300 điểm giao dịch trên cả nước), ACB luôn là ngân hàng giữ ưu thế về thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ.

Các sản phẩm huy động của ACB rất đa dạng, thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Cụ thể, những sản phẩm tiền gửi của ACB thường rất linh hoạt về lãi suất và điều kiện, giúp khách hàng có thể hưởng lợi ích tối đa từ nguồn tiền gửi của mình khi dự đoán được xu hướng lãi suất trong tương lai. Do vậy, qua các thời điểm cho thấy ACB luôn duy trì được tỷ trọng nguồn tiền gửi khách hàng ở mức cao.

Trong bối cảnh cạnh tranh huy động vốn gay gắt và người gửi tiền có xu hướng chọn kỳ hạn ngắn như hiện nay, huy động được nguồn vốn trung và dài hạn là việc không dễ dàng. Tuy nhiên tại ACB, tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn vẫn ổn định qua các năm. Điều này cho thấy ACB không chỉ đưa ra sản phẩm tiền gửi được khách hàng ưa chuộng, mà còn thể hiện uy tín về một ngân hàng tiết kiệm an toàn, tiện lợi tạo sự tin tưởng cho khách hàng gửi tiền dài hạn bất chấp lãi suất thị trường biến động nhanh.

Một lãnh đạo của ACB cho biết để giữ được lợi thế thương hiệu mạnh, ACB luôn đặt ra mục tiêu tăng trưởng bền vững, trước hết nguồn vốn huy động là mục tiêu quan trọng nhất trong những năm tới. Để làm được điều này ACB không ngừng nâng cấp, đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những dịch vụ, sản phẩm tiền gửi có giá trị công nghệ cao, đem lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng.

Khách hàng tiền gửi của ACB hiện nay có thể gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi trên toàn hệ thống ACB, đồng thời với dịch vụ ngân hàng điện tử ACB Online, khách hàng tiền gửi doanh nghiệp lẫn cá nhân còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ gia tăng như chuyển tiền, thanh toán bất cứ lúc nào một cách an toàn và nhanh chóng, chuyển tiền liên ngân hàng qua tài khoản thẻ ATM...

Với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cùng chính sách khách hàng tiền gửi nhất quán nhưng phù hợp từng đối tượng khách hàng, ACB được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu về huy động vốn trong dân cư.

ACB tăng hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ

(ĐTTC) - Từ ngày 8-8, Ngân hàng Á Châu (ACB) điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch tối đa của giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trên ACB Online. Theo đó hạn mức giao dịch tối đa sẽ tăng từ 20 triệu đồng/lần lên 30 triệu đồng/lần. Như vậy, hạn mức giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trên ACB Online hiện hành được áp dụng như sau: hạn mức giao dịch tối đa 30 triệu đồng/lần, không hạn chế số lần giao dịch tối đa trong ngày và áp dụng theo hạn mức chuyển khoản tương ứng với gói dịch vụ trên ACB Online.

Thế Vũ

Các tin khác