Hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng

Trong các năm gần đây NHTMCP Á Châu (ACB) dành nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự để đầu tư công nghệ. Hướng đầu tư này giúp ACB quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa gia tăng tiện ích mang hàm lượng công nghệ cao trên sản phẩm ngân hàng.

Trong các năm gần đây NHTMCP Á Châu (ACB) dành nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự để đầu tư công nghệ. Hướng đầu tư này giúp ACB quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, vừa gia tăng tiện ích mang hàm lượng công nghệ cao trên sản phẩm ngân hàng.

Tăng cường năng lực theo hướng hiện đại

Để triển khai chiến lược kinh doanh năm 2011 và những năm tiếp theo, năm nay ACB thành lập ban chỉ đạo và văn phòng quản lý dự án chiến lược (PMO). Đây là cơ quan quản lý các chương trình hành động chiến lược của ACB. Bên cạnh đó, ACB sẽ triển khai các tiểu dự án chiến lược, gồm 5 tiểu dự án liên quan đến các khối kinh doanh, 1 tiểu dự án tái cấu trúc hội sở và kênh phân phối.

ACB đầu tư công nghệ tạo nền tảng vững chắc nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: LÃ ANH

ACB đầu tư công nghệ tạo nền tảng vững chắc nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: LÃ ANH

Cụ thể, trên lĩnh vực huy động và cho vay, ACB tập trung các chương trình bán hàng theo bó sản phẩm dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại. Đối với công tác vận hành, ACB triển khai các chương trình kiểm soát lỗi nghiệp vụ, quản lý công việc và chất lượng công việc nhằm kiểm soát lỗi nghiệp vụ một cách tập trung, có hệ thống. Đặc biệt, năm nay ACB sẽ hoàn thành các dự án nâng cao năng lực quản lý như: xây dựng chiến lược công nghệ thông tin (IT Masterplan) đến năm 2015; xác thực vân tay (ACB đã đưa vào sử dụng để xác thực khách hàng vào tháng 3-2011, sắp tới sẽ tiếp tục triển khai thêm tính năng xác thực nhân viên nhằm kết hợp chấm công); hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM): mua phần cứng và phần mềm, cài đặt chương trình, đào tạo cho nhân lực sử dụng và truyền dữ liệu trong năm 2011; TCBS-DNA (phiên bản mới của TCBS), dự kiến sẽ hoàn tất việc nâng cấp vào cuối năm 2011 và các cấu phần khác kéo dài đến năm 2013; hệ thống thông tin quản trị (MIS), tập trung đào tạo sử dụng thông tin phục vụ cho việc ra quyết định; hệ thống quản lý kinh doanh ngân quỹ (Treasury system), dự kiến đến tháng 8-2011 hoàn tất thử nghiệm các sản phẩm kinh doanh ngân quỹ cơ bản và đến tháng 2-2012 sẽ chạy chính thức. Ngoài ra, ACB còn tổ chức lại trung tâm công nghệ thông tin để thích nghi tốt vai trò là cầu nối giữa hoạt động ngân hàng của ACB với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin.

Mạnh dạn đầu tư công nghệ mới

Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, cho rằng có nhiều yếu tố buộc ACB phải dành hơn một năm rưỡi vừa qua để tập trung nguồn lực xây dựng chiến lược phát triển. Một trong các yếu tố đó là sự cạnh tranh từ các ngân hàng nội địa và nước ngoài mạnh về vốn, công nghệ, sản phẩm và ngày càng lớn mạnh hơn. Các yếu tố cơ hội thị trường, hệ thống pháp lý và đặc biệt nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, khắt khe, khó tính hơn. Khách hàng đòi hỏi các sản phẩm tài chính ngân hàng phải có độ sâu nhiều hơn.

 “Chính yếu tố nội tại cũng buộc ACB phải thay đổi. Nếu không tạo ra cho mình động lực và mô hình tăng trưởng kinh doanh mới, những yếu kém nội tại sẽ kéo lùi ngân hàng. Vì vậy, việc triển khai các chiến lược sẽ giúp ACB mạnh mẽ hơn về lực để đương đầu với những thách thức trên” - ông Hải khẳng định.

ACB mở rộng mạng lưới tại Bình PHƯỚC và ĐỒNG THÁP

(ĐTTC) - NHTMCP Á Châu (ACB) vừa đưa vào hoạt động phòng giao dịch (PGD) Bình Long tại 131 Nguyễn Huệ, khu phố Phú Trung, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước và PGD Sa Đéc tại 251 Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Như vậy đến nay ACB có 293 chi nhánh và PGD trên toàn quốc. 2 PGD Bình Long, Sa Đéc kết nối trực tuyến với hội sở và tất cả chi nhánh và phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng giao dịch tại 2 đơn vị này có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử (ACB Online, Phone Banking, Mobile Banking).

Thế Tường

Hiện nay không phải ngân hàng nào cũng mạnh dạn đầu tư công nghệ với chiến lược phát triển dài hơi như ACB. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp ACB nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế ngân hàng cổ phần hàng đầu trên thị trường tài chính - tiền tệ nước ta. Theo Ngân hàng Standard Chartered (SCB - một đại diện cổ đông chiến lược của ACB), mặc dù ACB không đạt 100% kế hoạch kinh doanh năm 2010, nhưng vẫn đem về lợi nhuận khả quan cho cổ đông.

Có thể thấy năm qua ACB vẫn tăng trưởng với một bảng cân đối tài sản mạnh, rủi ro được quản lý tốt và tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn trung bình của ngành. Điều tích cực là ACB tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới và các dự án công nghệ cao. Năm ngoái SCB đã cử chuyên gia về chiến lược giúp ACB vạch ra lộ trình phát triển trong 5 năm tới. SCB đánh giá về cơ bản ACB rất mạnh. SCB sẽ tiếp tục hỗ trợ để ACB trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Các tin khác