Hạn chế đầu tư lẫn nhau

Theo dự thảo thông tư về các tỷ lệ bảo đảm an toàn NH đang được NHNN soạn thảo, các tổ chức tín dụng sẽ bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhau.

Theo dự thảo thông tư về các tỷ lệ bảo đảm an toàn NH đang được NHNN soạn thảo, các tổ chức tín dụng sẽ bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhau.

Quy định này đưa ra căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đượcQuốc hội thông qua giữa năm ngoái và có hiệu lực từ ngày 1-1-2011. Theo Điều 103 của luật này, NHTM, công ty con của NHTM được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác “với điều kiện và trong giới hạn quy định của NHNN”. Trước đó, lo ngại về tình trạng lũng đoạn của một nhóm cổ đông có tiềm lực tài chính, khi trình dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) ra Quốc hội, NHNN đã đề xuất cấm hoàn toàn hoạt động đầu tư của NH này sang NH khác.

 Tuy nhiên, nhiều ý kiến thảo luận tại Quốc hội cho rằng, quy định nhưvậy là quá chặt chẽ, không tạo được động lực cho sự phát triển của cácNH nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Trên thực tế, hiện việc các NH góp vốn vào NH khác diễn ra phổ biến,trong đó không ít trường hợp đầu tư cùng lúc từ 2 NH trở lên. Chẳng hạnVietcombank đang có vốn góp ở 5 NH cổ phần khác, với tỷ lệ nắm giữ daođộng từ gần 4% đến 11%. Eximbank, ACB nắm giữ cổ phần ở 3 ngân hàng,VietinBank đầu tư vào 2 ngân hàng… Nếu cấm hẳn việc sở hữu cổ phần lẫn nhau, sẽ cản trở việc thu hútvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các NH tham gia đầu tư chiếnlược; các NH lớn khó có thể mở rộng thị phần, địa bàn hoạt động thôngqua việc nắm giữ cổ phần của các tổ chức tín dụng khác.  

Tuy nhiên, nhiều ý kiến thảo luận tại Quốc hội cho rằng, quy định nhưvậy là quá chặt chẽ, không tạo được động lực cho sự phát triển của cácNH nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung.

Trên thực tế, hiện việc các NH góp vốn vào NH khác diễn ra phổ biến,trong đó không ít trường hợp đầu tư cùng lúc từ 2 NH trở lên. Chẳng hạnVietcombank đang có vốn góp ở 5 NH cổ phần khác, với tỷ lệ nắm giữ daođộng từ gần 4% đến 11%. Eximbank, ACB nắm giữ cổ phần ở 3 ngân hàng,VietinBank đầu tư vào 2 ngân hàng…

Nếu cấm hẳn việc sở hữu cổ phần lẫn nhau, sẽ cản trở việc thu hútvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các NH tham gia đầu tư chiếnlược; các NH lớn khó có thể mở rộng thị phần, địa bàn hoạt động thôngqua việc nắm giữ cổ phần của các tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, trong trường hợp các tổ chức tín dụng bị lâm vào tình trạng khó khăn, các NH lớn có cơ hội mua lại tổ chức tín dụng đó. Vì vậy, không nên cấm các NH góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác, tạo điều kiện cho các NH hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị, điều hành, thúc đẩy phát triển thị trường vốn.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng để đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, có thể quy định giới hạn số lượng tổ chức tín dụng mà một NH được nắm giữ cổ phần và giới hạn tỷ lệ vốn mà NH được đầu tư vào tổ chức tín dụng khác.

Dự thảo mới nhất của NHNN  đưa ra phương án chỉ cho phép mỗi NH góp vốn vào tối đa 2 NH khác, với tỷ lệ không quá 5% vốn điều lệ của mỗi NH định góp vốn. Theo ban soạn thảo, mục tiêu chính của quy định này là hạn chế tình trạng lũng đoạn của một nhóm cổ đông có tiềm lực tài chính, cũng như hiện tượng vốn đầu tư khống chạy vòng quanh giữa các ngân hàng.

Hiện nay, do chưa có quy định, nên một NH có thể nắm giữ cổ phần của nhiều tổ chức tín dụng khác với tỷ lệ nắm giữ không bị khống chế. Với diễn biến này, kịch bản xấu có thể xảy ra là một NH có thể thao túng nhiều hoạt động NH trên thị trường thông qua các tổ chức tín dụng mà mình nắm giữ cổ phần.

Ngoài ra, đáng lo ngại là tình trạng đầu tư vốn lòng vòng giữa các NH với nhau: NH A đầu tư vào NH B, NH B đầu tư cho NH C, nhưng C lại đầu tư vào A hoặc ngược lại. Điều này khiến vốn đầu tư vào các NH trở nên kém thực chất.

Như vậy, việc đưa ra điều kiện và giới hạn tỷ lệ nắm giữ vốn khi NH đầu tư vào tổ chức tín dụng khác là điều cần thiết để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của hệ thống, nhưng các quy định cụ thể cũng cần được tính toán kỹ. Nếu theo dự thảo thông tư của NHNN, mỗi NH chỉ được nắm giữ 5% cổ phần của tổ chức tín dụng khác có quá thấp?

Trong khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức tối đa lên đến 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Hơn nữa, nếu quy định trên được ban hành, liệu việc các NH thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại các tổ chức tín dụng khác có gây xáo trộn trên thị trường?

Nhiều ý kiến cho rằng, để quy định này có tính khả khi, NHNN cần xem xét đưa ra lộ trình thực hiện thích hợp, để vừa bảo đảm an toàn hệ thống, vừa tạo điều kiện để các NH cùng nhau phát triển.

Các tin khác