Đầu tư từ biến động tỷ giá - Biến tướng sàn vàng?

Sàn vàng đóng cửa, kênh chứng khoán và bất động sản ảm đạm, lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm.… trong bối cảnh đó nhiều NHTM bắt đầu chào mời khách hàng cá nhân tham gia các sản phẩm đầu tư theo biến động tỷ giá từ nguồn vốn nhàn rỗi. Liệu kênh đầu tư mới này có sinh lợi cao và có hành lang pháp lý an toàn cho nhà đầu tư?

Sàn vàng đóng cửa, kênh chứng khoán và bất động sản ảm đạm, lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm.… trong bối cảnh đó nhiều NHTM bắt đầu chào mời khách hàng cá nhân tham gia các sản phẩm đầu tư theo biến động tỷ giá từ nguồn vốn nhàn rỗi. Liệu kênh đầu tư mới này có sinh lợi cao và có hành lang pháp lý an toàn cho nhà đầu tư?

Đầu tư từ hoán đổi ngoại tệ

Những ngày gần đây khách hàng cá nhân đến BIDV (NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam) chi nhánh TPHCM đều được nhận một bản khảo sát nhu cầu về chuyển đổi giữa các loại ngoại tệ nhằm mục đích đầu tư. Theo đó, BIDV thăm dò khách hàng đã từng đầu tư vào chứng khoán, vàng hay kênh nào khác nếu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ, BIDV sẽ giới thiệu sản phẩm có số dư tiền gửi ngoại tệ phù hợp.

Cụ thể, khách hàng sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá ngoại tệ sát với tỷ giá thị trường thế giới, không phụ thuộc vào tỷ giá trong nước. BIDV cho rằng từ kênh đầu tư mới này, khách hàng có thể thu lợi lớn từ chênh lệch biến động tỷ giá thay vì chỉ hưởng lãi suất từ tài khoản tiền gửi NH - an toàn nhưng thụ động, nhất là hiện nay trần lãi suất huy động USD bị kéo giảm xuống chỉ còn 2%/năm.

Thí dụ khách hàng A có 200.000USD (tương đương 137.310EUR) trong tài khoản thanh toán tại BIDV. Khách hàng A có thể dự báo tỷ giá EUR/USD tăng trong thời gian tới và thực hiện mua 100.000EUR trong tháng 6 với tỷ giá 1EUR đổi được 1,42USD. Đến tháng 8 khách hàng A bán 100.000EUR này với tỷ giá 1,5USD có thể lời 8.000USD (tương đương 168 triệu đồng).

Khi thị trường biến động mạnh, khách hàng A có thể thực hiện chuyển đổi giữa EUR và USD nhiều lần trong ngày nhằm tận dụng chênh lệch biến động tỷ giá.

Trước đó, Sacombank cũng tung ra sản phẩm tiền gửi gắn kết đầu tư, theo đó khách hàng có thể dùng tiền lãi của số tiền gửi tối thiểu 200 triệu đồng hoặc 50.000USD tham gia sản phẩm với kỳ hạn 1 đến 3 tháng (hoặc kỳ hạn thỏa thuận), lợi suất (theo như quảng cáo của NH này) có thể lên đến 40%, đồng thời bảo toàn 100% vốn.

Sản phẩm gắn kết đầu tư này cũng theo hướng dự báo biến động các cặp tỷ giá giữa USD với AUD, EUR, GPB, CAD, CHF, JPY, SGD…

Rủi ro không lường vì chưa được NHNN chấp thuận

Nhiều NH cho rằng sản phẩm đầu tư từ biến động tỷ giá hiện rất phổ biến trên thế giới, triển khai ở nước ta sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn kênh đầu tư trong bối cảnh cơ hội kiếm lợi nhuận cao trên các kênh đầu tư khác càng khó.

Tuy nhiên, khi đầu tư sản phẩm này nhà đầu tư có thể đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bởi các ngoại tệ trên thị trường thế giới biến động hàng giờ, hàng ngày với biên độ rộng. Vì thế dù chào mời khách hàng sử dụng sản phẩm này nhưng BIDV cũng cảnh báo rủi ro tiềm ẩn trên thị trường ngoại hối có thể gây lỗ nếu khách hàng đầu tư sai xu hướng.

Để giảm thiểu rủi ro, BIDV cho biết sẽ cung cấp các dịch vụ miễn phí như tư vấn, dự báo tỷ giá, bản tin thị trường định kỳ, cung cấp giá và đồ thị giá trực tuyến, các khóa đào tạo về phân tích cơ bản và kỹ thuật… nhằm giúp nhà đầu tư nắm bắt và nhận định diễn biến thị trường được chính xác.

Giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng. Ảnh: LÃ ANH

Giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng. Ảnh: LÃ ANH

Vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các sản phẩm đầu tư trên có là “biến tướng” của các hình thức “đánh bạc” theo kiểu sàn vàng đã bị đóng cửa. Trước đây, đối với sàn vàng của các NHTM (hoặc sàn bạc, đồng…  của các công ty đầu tư “chui”), nhà đầu tư đóng tiền vào tài khoản và đặt lệnh đầu tư, NHTM và công ty đầu tư đóng vai trò trung gian gom các lệnh đầu tư cùng hướng đặt lệnh tại các sàn thế giới rồi thu phí “giao dịch đối ứng với nước ngoài” từ nhà đầu tư.

Theo ông Đỗ Trí Thông, Phó Tổng giám đốc DongABank, phương thức đầu tư hiện nay của các NHTM thực chất cũng là sản phẩm phái sinh liên kết với tiền gửi tiết kiệm tương tự mua bán ngoại tệ kỳ hạn hay quyền chọn ngoại tệ. Theo đó, NHTM trở thành sàn trung gian cho khách hàng đầu tư các sản phẩm phái sinh.

Theo quy định NHNN, khách hàng có thể đề nghị các NHTM quản lý đầu tư gúp mình, tương tự như một hoạt động ủy thác đầu tư. Nhưng đối với các sản phẩm phái sinh khách hàng cá nhân chưa được phép đầu tư, nếu NHTM triển khai các sản phẩm này phải xin phép NHNN. Như vậy tính pháp lý của các sản phẩm này chưa rõ ràng cho khách hàng khi tham gia đầu tư.

Theo một chuyên gia NH, trước đây các NHTM triển khai các sản phẩm gửi tiền VNĐ đảm bảo bằng USD nhằm giúp khách hàng gửi yên tâm trước biến động của tỷ giá.

Trường hợp 1: Nếu tỷ giá USD/VNĐ biến động giảm hoặc bằng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14%/năm và thời gian thực gửi.

Trường hợp 2: Nếu tỷ giá USD/VNĐ biến động tăng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14%/năm và thời gian thực gửi; cộng thêm phần bù đắp tỷ giá tính bằng số tiền gửi gốc (được quy đổi ra USD theo tỷ giá niêm yết tại ngày gửi) nhân với mức chênh lệch giữa giá bán ra của ngày đáo hạn và giá bán ra của ngày gửi.

Nhưng để triển khai, các NHTM cũng mua những hợp đồng bảo hiểm tỷ giá trên sàn thế giới mới có thể triển khai được các sản phẩm. Nhiều NHTM cho biết các sản phẩm đầu tư gắn kết mới cũng tương tự như sản phẩm tiền gửi bảo hiểm bằng giá trị USD.

Vấn đề đặt ra là các sản phẩm tiền gửi bảo hiểm bằng giá trị USD đang bị NHNN cấm, thì liệu các sản phẩm mới trên có được phép triển khai?

Các tin khác