Áp chuẩn tín dụng

Theo số liệu của NHNN chi nhánh TPHCM, tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 3,1%, huy động vốn ước tăng 5%, nhưng nợ xấu cũng tăng cao khoảng 5,91%. Một số NHTM đề nghị nới room tín dụng cao hơn tỷ lệ cho phép. Nếu được phép, cửa ra tín dụng 6 tháng cuối năm kỳ vọng khởi sắc, để đạt 12% cho cả năm nhưng kèm theo đó là rủi ro bởi sức khỏe nền kinh tế vẫn còn yếu.

Theo số liệu của NHNN chi nhánh TPHCM, tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 3,1%, huy động vốn ước tăng 5%, nhưng nợ xấu cũng tăng cao khoảng 5,91%. Một số NHTM đề nghị nới room tín dụng cao hơn tỷ lệ cho phép. Nếu được phép, cửa ra tín dụng 6 tháng cuối năm kỳ vọng khởi sắc, để đạt 12% cho cả năm nhưng kèm theo đó là rủi ro bởi sức khỏe nền kinh tế vẫn còn yếu. 

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Một số NHTM như Sacombank, Tienphongbank… đã kiến nghị NHNN cho phép nới room tín dụng lên trên 12%. Điều này xuất phát từ 6 tháng đầu năm có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt, như Sacombank tăng trưởng 8% so với chỉ tiêu 12%, nhiều NHTM khác cũng đạt hơn 50% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013.

Giải thích về kiến nghị xin nâng room tín dụng, một lãnh đạo NHTMCP cho biết quý III và IV là thời điểm đẩy mạnh cho vay của các NHTM do nhu cầu đầu tư sản xuất của doanh nghiệp tăng cao. Hiện nay lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh cùng gói kích thích thị trường bất động sản của Chính phủ dành cho phân khúc nhà ở xã hội đang khởi động… là những yếu tố giúp tín dụng 6 tháng cuối năm dự báo có bước tăng trưởng khả quan.

Đặc biệt, nhiều NHTMCP đang chạy đua đẩy tín dụng vào lĩnh vực tiêu dùng, nhất là cho cá nhân vay mua nhà với lãi suất thấp. Theo lãnh đạo VPBank, dù không được triển khai gói tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng nhưng nhờ lan tỏa của gói này, nhu cầu vay vốn mua nhà, vay tiêu dùng của người dân đã có dấu hiệu phục hồi. VPBank nhắm đến những đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định với những khoản vay nhỏ có lãi biên cao hơn cho vay các đối tượng khách hàng lớn.

Tư vấn cho khách hàng vay vốn tại Sacombank. Ảnh: L. THANH 

Tư vấn cho khách hàng vay vốn tại Sacombank. Ảnh: L. THANH 

Tuy vậy, vẫn còn nhiều NHTMCP thừa nhận tín dụng tăng trưởng khá ì ạch. Như Eximbank ước 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng không quá 1% so với chỉ tiêu 12%. Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết dù lãi suất cho vay giảm mạnh nhưng tín dụng vẫn khó tăng, những doanh nghiệp tốt có tiềm năng rất cẩn trọng trong vay vốn và yêu cầu lãi suất rất thấp, trong khi doanh nghiệp muốn vay thường không đủ điều kiện vay.

Một phó giám đốc chi nhánh VCB ở TPHCM chia sẻ VCB tập trung vốn cho lĩnh vực ưu tiên, nhưng do doanh nghiệp các ngành như thủy sản, lương thực, cà phê… gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho tăng cao, thị trường đầu ra thu hẹp, nên rất khó cho vay. Điều này cho thấy tín dụng của NHTM có thể tăng trưởng nhưng chất lượng tín dụng chưa được cải thiện. Nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại cũng đòi hỏi các NHTM phải cẩn trọng hơn.

Cẩn trọng nới chuẩn tín dụng

Áp chuẩn tín dụng ảnh 2Các NHTM phải năng động tìm kiếm khách hàng để tăng trưởng tín dụng, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, nhưng không được phép hạ chuẩn tín dụng. Đặc biệt, dù giãn thời gian thực hiện Thông tư 02 nhưng sớm muộn gì cũng sẽ triển khai. Vì thế các NHTM phải nghiêm túc chuẩn bị lộ trình để sau 1 năm có thể áp dụng Thông tư 02.
Áp chuẩn tín dụng ảnh 3

Ông Nguyễn Văn Bình,
Thống đốc NHNN

Theo một chuyên gia NH, trước đây các NHTM có cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay thấu chi qua tài khoản lương hay cho vay qua thẻ của khách hàng hạn mức không quá cao, tối đa 200-300 triệu đồng/khách hàng. Nhưng hiện nay nhiều NHTMCP đã nới điều kiện và nâng hạn mức cho vay lên từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/khách hàng.

Điều này có thể giúp NHTM tăng trưởng tín dụng vào mảng khách hàng cá nhân nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn. Vì thế, nếu NHNN xét nâng hạn mức tín dụng cũng là dịp tốt để các NHTM tập trung tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng cá nhân.

Ngược lại sẽ là nguy cơ xấu cho hệ thống NHTM nếu tín dụng lách để đổ vào các công ty “sân sau” nhằm đầu tư cổ phiếu, thâu tóm NH. Nhất là hiện nay cổ phiếu NH đang rẻ và các NHTM nhỏ đang trong quá trình kiếm cổ đông để tái cơ cấu. Vì vậy, NHNN nên giám sát chặt dòng vốn tín dụng 6 tháng đầu năm thực sự chảy vào đâu, tránh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống.

Số liệu của NHNN cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NHTM xấp xỉ 3%, khá thấp so với chỉ tiêu 12%. Nhưng nếu tính căn cơ hơn, thực tế các NHTM tăng trưởng tín dụng 6-7%/năm, bởi họ đã trích lập dự phòng rủi ro 70.000 tỷ đồng, tức tổng dư nợ trừ lùi 70.000 tỷ đồng, nhưng khi tính toán dư nợ phải trừ khoản này ra. 6 tháng cuối năm 2012 tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 8,9%, năm nay môi trường cải thiện hơn nên room 9% còn lại của 6 tháng cuối năm các NHTM hoàn toàn có thể đạt được.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, dù đẩy mạnh cho vay nhưng các NHTM vẫn đang dư thừa vốn bởi kiếm khách hàng tiêu vốn huy động không dễ. Do vậy, từ đầu năm đến nay các NHTM chủ yếu đầu tư mua trái phiếu chính phủ để vừa tiêu vốn vừa làm công cụ bảo đảm thanh khoản khi cần. Nhưng mua trái phiếu chính phủ được tính vào khoản đầu tư tài chính chứ không tính vào hạn mức tín dụng và cũng có quy định khống chế tỷ lệ đầu tư tài chính.

“NHNN quy định NHTM mua trái phiếu doanh nghiệp đưa vào cấp phát tín dụng, đồng thời hướng đến quản lý chặt dòng vốn đầu tư ủy thác của các NHTM. Nhưng các NHTM có thể hợp tác với nhau cho vay công ty của nhau. Thí dụ, NH A cho vay công ty sân sau của NH B, NH B cho vay lại công ty sân sau của NH A. Vì thế không chỉ kiểm soát chặt quy định cấp phát tín dụng mà cần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý trong đầu tư, góp vốn trong hệ thống NH” - ông Nghĩa nói.

Các tin khác