Ngân hàng kiến nghị lập sàn vàng quốc gia

Để hiểu rõ hơn khái niệm “vàng miếng”, ông Phí Đăng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, “vàng miếng” là loại vàng vật chất không ở dạng trang sức mà là loại vàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép in, dập, đúc thành khối và được phép giao dịch trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn khái niệm “vàng miếng”, ông Phí Đăng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, “vàng miếng” là loại vàng vật chất không ở dạng trang sức mà là loại vàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép in, dập, đúc thành khối và được phép giao dịch trên thị trường.

Hiện nay có nhiều thương hiệu “vàng miếng” như vàng 3 chữ A (AAA), vàng Sacombank, Agribank, “Rồng Vàng” của Bảo Tín Minh Châu và nhất là SJC.

Lâu nay, “vàng miếng” được coi là “của gia bảo” hay phương tiện bảo toàn giá trị tài sản. Thậm chí, ở một chừng mực nào đó, chúng có cả dấu hiệu tiền tệ khi trở thành phương tiện thanh toán.

Nhận xét về chủ trương “xóa bỏ kinh doanh “vàng miếng”, ông Trần Nguyên Đức, chủ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên đường Bưởi (Hà Nội) nói: “Cấm làm sao được! Mấy hôm nay, dân buôn vàng chúng tôi đều nói đó là chính sách không khả thi”.

Theo ông, người dân đang coi “vàng miếng” là một loại tài sản đầu tư và là phương tiện bảo toàn giá trị tài sản khi đồng tiền mất giá. Nếu không cho giao dịch, buôn bán thì số vàng này để đi đâu? Mặt khác, trong nền kinh tế, có rất nhiều hợp đồng làm ăn giao dịch với nhau bằng vàng, nay cấm thì lấy đâu vàng để thanh toán.

“Với các cơ sở kinh doanh buôn bán như chúng tôi thì quan trọng gì đâu, cấm cái này thì làm cái kia. Thậm chí còn được thêm tiền công chế tác!”, ông này nói thêm. Và “cái kia” ở đây chính là đưa “vàng miếng” trở về với vàng trang sức dưới dạng vòng, kiềng, đai, xích, nhẫn…

Thực tế, khi nhà nước cấm mang “vàng miếng” qua biên giới, người dân đã chuyển sang đeo những chiếc nhẫn nặng cả cây vàng, hay chiếc xích cổ dăm cây vàng và vẫn xuất nhập như thường.

Một băn khoăn khác là rất nhiều doanh nghiệp trước đây đầu tư rất nhiều tiền mua máy móc gia công, chế tác, in, dập “vàng miếng”, nay không được sản xuất loại vàng này thì không hiểu cơ quan giải quyết thế nào, cũng như các doanh nghiệp sản xuất linh kiện máy tính, vi mạch điện tử phải mua “vàng miếng” thì xử lý ra sao.

Sàn vàng quốc gia, “một công đôi việc”

Nhìn ở góc độ khác, một cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phân tích: “Tôi cho rằng, thời điểm này nên cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do một thời gian nhưng sau đó phải đưa vàng vào sàn giao dịch, coi chúng như hàng hóa trên sàn chứng khoán. Bởi lẽ, xét về lâu dài, điều tiết thị trường phải thông qua các biện pháp của thị trường”.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông qua các đầu mối có thể quản lý để đưa mọi giao dịch vàng vào trung tâm giao dịch vàng quốc gia, thay vì “mỗi ông tự xuất, tự nhập” như hiện nay.

Cách đây không lâu, một ngân hàng đã xây dựng và kiến nghị lên Chính phủ thông qua đề án thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia.

Các tin khác