Cải tạo chung cư cũ: Không đi vì chưa biết ngày về

(ĐTTCO)- TP Hà Nội có nhiều nhà chung cư cũ rất nguy hiểm nhưng nhân dân chưa chịu dời đi vì họ chưa biết khi nào mới có thể trở về.

(ĐTTCO)- TP Hà Nội có nhiều nhà chung cư cũ rất nguy hiểm nhưng nhân dân chưa chịu dời đi vì họ chưa biết khi nào mới có thể trở về.

 

Ngày 4/4, tại Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về một số cơ chế khung cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ quy mô từ 2 - 5 tầng, được xây dựng từ những năm 1960 - 1990, phân bố chủ yếu tại 4 quận nội đô. Đa số các nhà chung cư cũ này đã hết niên hạn sử dụng, các hộ dân lại tự cơi nới dẫn đến nhiều nhà xuống cấp nghiêm trọng, một số nhà hư hỏng nặng, nguy hiểm.

Đến nay, mới có 14 chung cư cũ được xây dựng mới và đưa vào sử dụng, 5 chung cư cũ đang phá dỡ và đang triển khai xây dựng, 4 chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời chưa có phương án xây dựng lại.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung như đưa vào cải tạo, xây dựng lại ngay các chung cư cũ hết niên hạn sử dụng, không nhất thiết phải kiểm định; ban hành hệ số bồi thường tái định cư tại chỗ để cơ chế giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân tầng 1; đề xuất áp dụng theo chính sách bồi thưởng giải phóng mặt bằng của các dự án và cho phép tăng chiều cao, giảm mật độ, tăng quy hoạch ngầm để bố trí thêm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội kết nối với khu vực; chế độ tạm cư phục vụ di chuyển các hộ dân trước khi cải tạo, xây dựng lại; lựa chọn chủ đầu tư…

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội nêu ý kiến, trong khi chờ đợi giải pháp tổng thể cho các khu chung cư, đối với các nhà nguy hiểm xuống cấp nặng cần phải được ưu tiên đầu tư cải tạo, khẩn trương xây mới.

Trong số gần 1.600 nhà chung cư cũ, thành phố đã xác định được những nhà nguy hiểm là bước đi đầu tiên và cần phải làm. Việc tiếp theo là cần phải có thiết kế, quy hoạch toàn cảnh tổng thể về nhà ở trên toàn thành phố, để người dân lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của họ. Có như vậy, người dân mới sẵn sàng di dời khỏi các nhà nguy hiểm, vì như hiện nay nhân dân chưa chịu dời đi vì họ chưa biết khi nào mới có thể trở về”, ông Nghiêm chỉ rõ vướng mắc.

Các tin khác