Viết kinh tế phải có nền tảng kiến thức

Tôi rất khâm phục các nhà báo vì ngoài sự vất vả khi phải xâm nhập thực tế, nắm bắt hơi thở của cuộc sống, một số nhà báo cũng rất am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách. Nhưng việc nắm vững kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực sẽ không giống nhau. Đây là mấu chốt để tạo nên đẳng cấp của từng phóng viên và thương hiệu của một tờ báo. Cũng chính vì vậy mà có những tờ báo riêng cho từng mảng xã hội, kinh tế, thể thao, văn hóa…

Tôi rất khâm phục các nhà báo vì ngoài sự vất vả khi phải xâm nhập thực tế, nắm bắt hơi thở của cuộc sống, một số nhà báo cũng rất am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách. Nhưng việc nắm vững kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực sẽ không giống nhau. Đây là mấu chốt để tạo nên đẳng cấp của từng phóng viên và thương hiệu của một tờ báo. Cũng chính vì vậy mà có những tờ báo riêng cho từng mảng xã hội, kinh tế, thể thao, văn hóa…

Là nhà đầu tư trên TTCK nên tôi thường xuyên cập nhật thông tin từ các tờ báo chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng… tôi xin có một số nhận xét: Số lượng phóng viên viết kinh tế không phải ít, nhưng nhiều người vẫn chọn cách viết có tính thời sự, đưa tin nhanh chóng đến bạn đọc.

Những bài viết chuyên sâu, ngoài số ít nhà báo kỳ cựu, còn có sự góp sức của các chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý. Không phủ nhận nhiều nhà báo viết kinh tế rất am hiểu lĩnh vực của mình, nhưng với một bài viết mang tính chất phân tích, bình luận hay dự báo, cần có sự tham gia của những chuyên gia mới tăng được sức nặng của bài viết.

Thí dụ, mảng ngân hàng, nếu ai theo dõi kỹ cũng chỉ thấy một số nhà báo thường xuyên viết bài như M.T, H.L, T.V, Q.C… Tiếp xúc với những người làm trong ngành ngân hàng, kể cả những người đứng đầu, tôi nhận thấy những thông tin họ, phân tích, mặc dù chỉ là trao đổi với nhau, nhưng cũng không dành cho “tay mơ”.

Cũng chính vì vậy, để phỏng vấn được các lãnh đạo ngân hàng, đòi hỏi nhà báo cũng phải có nền tảng kiến thức rất tốt mới có thể chuyển tải đúng đắn lên trang viết.

Hồi đầu tháng 6, báo ĐTTC có đăng bài viết “Cẩn trọng bẫy tăng giá trong tháng 6” của tác giả Lê Đạt Chí và Trương Minh Huy. Bài viết đã sử dụng phương pháp “chiêm tinh tài chính”, dựa vào những quy tắc vận hành của thiên văn học để dự báo TTCK.

Một số người có thể thấy lạ lẫm với phương pháp này, nhưng thực tế “chiêm tinh tài chính” là một công cụ phân tích, dự báo đã có hàng trăm năm nay, được cả thế giới công nhận và không ít lần cho ra những kết quả chính xác. Cũng vì mới, nên việc tiếp cận và “thấm” được những kiến thức, luận cứ, luận chứng là không dễ dàng.

Mới đây, một tờ báo xã hội đã tỏ ý chế giễu “ chiêm tinh tài chính” bằng cách “gán” cho phương pháp này cái tên: “Bói chứng khoán”. Theo quan điểm của tôi là chưa thực sự công tâm. Trước tiên, cần đánh giá cao những người đã mạnh dạn tiếp cận với phương pháp này và dần dần phổ biến tại TTCK Việt Nam.

Về vấn đề đúng sai - cái đích cuối cùng của mọi phương pháp - cũng cần phải rạch ròi 2 điều như sau: hiện tại, không có phương pháp nào đúng tuyệt đối và cũng không một ai dự báo chứng khoán chính xác đúng 100%, kể cả những nhà đầu tư lỗi lạc cỡ Buffett hay Soros.

Tất nhiên, nếu có thể dự đoán chính xác 100% diễn biến của TTCK, các chuyên gia hay một ai đó đã đi đầu tư và trở thành tỷ phú chứ không tham gia viết báo.

 Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM (trái), ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN (phải) trao giải Nhì cho 2 tác giả đạt giải cuộc thi PS-KS "Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến" do báo ĐTTC tổ chức. Ảnh: VIỆT DŨNG

Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM (trái), 
ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN (phải) trao giải Nhì cho 2 tác giả đạt giải cuộc thi
PS-KS "Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến" do báo ĐTTC tổ chức. Ảnh: VIỆT DŨNG 

Theo tôi được biết, trong mỗi tờ báo đều có bộ phận tòa soạn - là những nhà báo kỳ cựu - để thẩm định nội dung bài viết. Nếu đăng tải một bài viết kém chất lượng, ăn ốc nói mò, thì rõ ràng tòa soạn cũng phải chịu thiệt hại, mà ở đây là điều không ai muốn. 

Mỗi tờ báo cũng có một bộ phận độc giả, để thỏa mãn được nhu cầu thông tin cho độc giả “ruột” của mình, phóng viên ắt hẳn cũng phải “mướt mồ hôi”, huống chi “đá” sang những mảng khác. Còn nhớ cách đây 5 năm, khi TTCK nở rộ, lúc đó mới xuất hiện một loạt phóng viên viết chứng khoán, có những người từ những mảng khác chuyển sang.

Cũng chính vì vậy có không ít những sai sót. Thí dụ giá cổ phiếu đang là 500.000 đồng/cổ phiếu, doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1, lúc này giá sẽ được điều chỉnh giảm về khoảng 333.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng đã từng có tờ báo dùng cụm từ “ngã ngựa” để chỉ về hiện tượng này.

Và còn không ít những bài viết nhà báo đưa suy nghĩ chủ quan vào nhưng luận cứ, luận chứng không chính xác. Tiếp cận một bài báo, hay một bài phân tích cái đích không chỉ đúng hay sai mà còn để học hỏi được phương pháp luận, các thông tin, dẫn chứng.

Nhà báo viết chứng khoán, theo tôi trong thời điểm hiện nay không chỉ biết xem bảng điện tử, hôm nay tăng, hôm qua giảm, hay con này trần, con kia sàn, mà phải biết đọc báo cáo tài chính, đi vào sâu những ngóc ngách của thị trường.

Trình độ của nhà đầu tư giờ đã tăng lên, tất nhiên “trình” của nhà báo cũng phải vậy, thậm chí phải sâu và rộng hơn. Có như vậy mới có thể tìm ra những chiêu trò làm giá, những điểm khuất tất về tài chính của doanh nghiệp, từ đó cảnh báo cho nhà đầu tư cá nhân biết, để tránh được thiệt thòi. 

Các tin khác