Tôn vinh doanh nhân, nhà báo

Trong không khí hân hoan của đội ngũ những người làm báo kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2012), kỷ niệm 5 năm báo Đầu tư - Tài chính (ĐTTC) ra mắt bạn đọc (2-4-2007 – 2-4-2012), sáng 16-6, Ban Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức buổi Gala trao giải cuộc thi Phóng sự - Ký sự “Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến”, đón nhận các danh hiệu Nhà nước trao tặng, cùng chương trình giao lưu với các nhân vật và tác giả các bài viết.

Trong không khí hân hoan của đội ngũ những người làm báo kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2012), kỷ niệm 5 năm báo Đầu tư - Tài chính (ĐTTC) ra mắt bạn đọc (2-4-2007 – 2-4-2012), sáng 16-6, Ban Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức buổi Gala trao giải cuộc thi Phóng sự - Ký sự “Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến”, đón nhận các danh hiệu Nhà nước trao tặng, cùng chương trình giao lưu với các nhân vật và tác giả các bài viết.

Chặng đường 37 năm và dấu ấn 5 năm

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Tấn Phong, Thành ủy viên, Tổng Biên tập báo SGGP, nhấn mạnh: “Báo SGGP đã đi qua chặng đường 37 năm từ khi thành lập, qua nhiều thế hệ những người làm báo và lãnh đạo báo.

Chỉ trong một thời gian ngắn ra mắt bạn đọc, báo SGGP đã trở thành món ăn tinh thần của nhân dân thành phố, các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ và ĐBSLC. Có thể nói, SGGP đã trở thành tờ báo không thể thiếu của người dân khu vực phía Nam".

Ông Nguyễn Tấn Phong khẳng định: “Trong suốt quá trình 37 năm hình thành và phát triển, báo SGGP đã giữ vững tôn chỉ, mục đích; thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các thế hệ những người làm báo của báo SGGP luôn luôn là những chiến sĩ xung kích, vừa góp phần giữ vững mặt trận an ninh tư tưởng; vừa thông tin nhanh, chính xác, hấp dẫn các sự kiện chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa-nghệ thuật, thể thao, y tế-giáo dục… nhằm phục vụ nhu cầu của bạn đọc trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài.

Ngoài thực hiện tốt sứ mệnh của một tờ báo xứng đáng là Cơ quan Ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân TPHCM, báo SGGP còn để lại nhiều dấu ấn qua các hoạt động từ thiện, chương trình xã hội như Quả bóng vàng, Nghĩa tình Trường Sơn".

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM (bìa trái) và bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM (bìa phải) trao Huân chương Lao động hạng Ba cho báo ĐTTC. Ảnh: VIỆT DŨNG 

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM (bìa trái) và bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM (bìa phải) trao Huân chương Lao động hạng Ba cho báo ĐTTC. Ảnh: VIỆT DŨNG

Điểm lại cuộc thi Phóng sự - Ký sự: “Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến”, ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng Biên tập, Tổng Thư ký Tòa soạn báo SGGP, cho biết cuộc thi này, như chủ đề đưa ra là ghi nhận bản lĩnh và cống hiến của doanh nhân, những “chiến sĩ thời bình” trong xây dựng, phát triển đất nước. Sau 1 năm phát động, Ban Tổ chức đã nhận được trên 700 tác phẩm gửi về dự thi.

Tòa soạn đã chọn đăng 94 bài trên báo ĐTTC. Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Ban Tổ chức đã chọn 70 tác phẩm vào vòng sơ khảo, từ đó chọn 20 tác phẩm vào chung khảo để xét giải thưởng.

Hội đồng Giám khảo gồm các nhà văn, nhà báo, nhà quản lý có uy tín đã chọn được 12 tác phẩm để trao giải, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. Tổ chức thành công cuộc thi trên là một trong những dấu ấn của báo ĐTTC trong 5 năm phát triển.

Ông Lê Tiền Tuyến nói: “Viết về doanh nhân là đề tài hấp dẫn, được người đọc quan tâm, đọc để hiểu thời cuộc và đọc để rút ra điều gì cho chính mình, góp phần giải mã đời sống và cách nghĩ, cách làm của các doanh nghiệp. Từ thực tế đời sống rất sinh động, các tác giả đã khắc họa nhiều gương mặt doanh nhân thuộc nhiều tầng lớp, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp với các mức độ khác nhau đối với cộng đồng và nền kinh tế.

Các cây bút viết phóng sự dự thi đã nêu lên được các tố chất của doanh nhân là luôn khát khao vươn lên tầm cao, làm được những việc ích nước lợi nhà, luôn trăn trở tìm lối đi riêng, vượt qua thách thức nhưng lúc nào cũng là những mạnh thường quân trong các hoạt động xã hội. Có thể nói các cây bút dự thi đã đi sâu vào đời sống doanh nghiệp và khắc họa tính cách doanh nhân thành công”.

Góp sức tôn vinh trí tuệ

Đại diện nhà tài trợ chính chương trình Gala, ông Tiết Văn Thành, Trưởng Văn Phòng đại diện phía Nam của Agribank, đã bày tỏ cảm ơn Ban Tổ chức cuộc thi Phóng sự - Ký sự đã chọn Agribank là nhà tài trợ độc quyền, thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa Agribank và báo SGGP trong nhiều năm qua. Agribank tham gia đã góp phần vào sự thành công của chương trình vừa cùng báo SGGP ghi nhận công sức trí tuệ, giá trị sản phẩm của các tác giả đã tham dự cuộc thi này.

Sự thành công của cuộc thi này sẽ góp phần tạo ra hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy đội ngũ doanh nhân vượt khó không ngừng lớn mạnh, phát huy tinh thần dân tộc ý thức trách nhiệm với xã hội, phát triển ổn định, bền vững xây dựng uy tín thương hiệu và sản phẩm góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Ông Nguyễn Tấn Phong, Tổng Biên tập báo SGGP, đã trao hoa và kỷ niệm chương cho đại diện nhà tài trợ chính Agribank. Ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng Biên tập báo SGGP, cũng trao kỷ niệm chương cho đại diện các nhà tài trợ đồng hành cùng cuộc thi suốt 1 năm qua: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Sài Gòn (SCB).

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao kỷ niệm chương cho 12 doanh nghiệp có bài viết đoạt giải cuộc thi Phóng sự - Ký sự.

12 doanh nhân trên kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau nhưng phẩm chất chung của các doanh nhân này là đã thể hiện bản lĩnh và cống hiến cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước thời bình, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Họ điển hình cho những phẩm chất tiêu biểu của doanh nhân trong thời đại Hồ Chí Minh là vượt khó vươn lên cống hiến cho đất nước, cộng đồng, thượng tôn pháp luật, làm giàu gắn liền với thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.

Những tác phẩm được chọn trao giải không chỉ trao cho những tác giả đã có phát hiện những nhân tố mới, có cách diễn đạt sáng tạo mà còn tôn vinh những doanh nhân thành đạt. Chính doanh nhân mới là người tỏa sáng, nhân vật đã làm nên sự thành công cho các tác phẩm.

Tại buổi giao lưu, doanh nhân Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Mỹ Lan, được nhiều người biết đến là một doanh nhân có nhiều thành tích kinh doanh xuất sắc và có nhiều đóng góp cho xã hội và mọi người hay gọi ông với cái tên khá hài hước nhưng thân thiện: “ông Việt kiều té giếng dầu”, đã chia sẻ điều tâm đắc trong quá trình làm việc là nguồn nhân lực.

Bên cạnh khả năng đóng góp của cá nhân, ông đã có sự hỗ trợ đắc lực từ phía các nhân viên, cán bộ công ty để đạt được thành quả tốt đẹp. “Hàng ngày các nhân viên công ty đã cố gắng làm việc tốt hơn và tôn chỉ của Mỹ Lan là luôn luôn sáng tạo, trách nhiệm cộng đồng” - ông Mỹ chia sẻ. 

Từ ký ức thời chiến

Là nhân vật chính trong bài viết phóng sự doanh nhân đoạt giải ba: “SMC và những câu chuyện đột phá thị trường”, ông Nguyễn Ngọc Anh, CTCP Đầu tư Thương mại SMC, cho biết ông có may mắn gắn bó với SMC từ thời bao cấp cho tới doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa và chuyển thành một công ty độc lập. Ông cho biết mình đi bộ đội về 2 bàn tay trắng, cái đầu tư duy định vị nên ông chỉn chu từ cái nhỏ nhất.

Với những quan điểm ấy ông cố gắng vận dụng ngay vào cuộc đời với tư tưởng thương trường như chiến trường, từ đó xây dựng một tập thể SMC đoàn kết, gắn bó, yêu thương và đặc biệt chia sẻ với nhau tất cả những thành công cũng như những thất bại trong cuộc đời kinh doanh.

“Năm 2012 SMC có một phương châm quyết tâm cho tập thể là chúng tôi không cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đây là những điểm giúp cho chúng tôi thấy được ánh sáng trong đường đi của mình trong thời buổi hết sức khó khăn hiện nay. SMC chiến đấu không vì sự khó khăn kinh tế mà vì sự an toàn của đồng vốn, vì hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại của chính doanh nghiệp và chính đội ngũ cán bộ nhân viên của mình" - ông Ngọc Anh tự tin khẳng định. 

Các đại biểu tham dự lễ trao giải cuộc thi PS-KS "Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến". Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đại biểu tham dự lễ trao giải cuộc thi PS-KS "Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến".
Ảnh: VIỆT DŨNG

Ký ức trong thời chiến cũng có tác động không nhỏ đến định hướng hoạt động từ thiện của doanh nhân thời bình. Trả lời lý do về việc CTCP Dược Hậu Giang thành lập ngân hàng máu sống, khám và phát thuốc trị bệnh cho bà con nghèo, bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng giám đốc CTCP Dược Hậu Giang, chia sẻ: “Làm từ thiện phải xuất phát từ cái tâm. Trong tôi luôn day dứt khi nghĩ đến tình cảnh những bệnh nhân nguy cấp nhưng bệnh viện không có máu để cấp cứu.

Tôi đem chuyện này ra bàn tại công ty về việc thành lập một “ngân hàng máu sống” và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Hơn 600 CBCNV Dược Hậu Giang đã đăng ký tham gia sẵn sàng hiến máu bất cứ lúc nào bệnh viện có yêu cầu. Và hình ảnh khiến tôi cảm động, không bao giờ quên là ngay sau vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, CBCNV Dược Hậu Giang liền ra tay hiến máu cứu người.

Hình ảnh các CBCNV đồng phục màu xanh nằm xếp hàng tình nguyện hiến máu để cứu các công nhân gặp nạn đã làm lay động lòng người. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, CBCNV Dược Hậu Giang đã hiến hơn 600 đơn vị máu cứu người gặp nạn".

Vươn lên, vượt qua khắc nghiệt

Với câu chuyện đời hết sức thú vị của doanh nhân Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc CTCP Thủy sản Hùng Vương, nhân vật trong bài viết đoạt giải nhì “Người phá bỏ định kiến” đã để lại nhiều dấu ấn cho khán giả theo dõi chương trình giao lưu, nể phục sự vươn lên của doanh nhân này.

Khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, thành lập công ty kinh doanh sau đó rơi vào lòng lao lý, công ty mất vốn, phá sản, nhưng sau khi ra tù ông vượt bỏ mọi định kiến tiếp tục vươn lên, tiếp tục kinh doanh và trở thành một trong những giám đốc doanh nghiệp thủy sản thành đạt của Việt Nam.

Trong khi đó với doanh nhân Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhiệt điện An Khánh, đơn vị nổi đình đám ở thương vụ mua bán mỏ đa kim Núi Pháo trong bài viết đạt giải khuyến khích: “Khẳng định niềm tin doanh nhân Việt”, đã cho thấy bản lĩnh của một doanh nghiệp Việt dù nhỏ tiềm lực yếu nhưng không bị đối tác nước ngoài thôn tính, mà ngược lại tự giành quyền định đoạt và tìm đối tác cho mình để thực hiện dự án khai khoáng mang tầm cỡ quốc tế.

Ông Thắng cho biết công ty đã thương lượng và mua lại toàn bộ 70% cổ phần của đối tác nước ngoài và hiện nay dự án khai thác mỏ Núi Pháo do doanh nghiệp Việt Nam quản lý. Dự kiến đến quý I-2013 dự án này có sản phẩm và mỗi năm sẽ xuất khẩu khoảng vài trăm triệu USD, nộp ngân sách vài ngàn tỷ đồng.

Bản lĩnh những ngòi bút

Có thể thấy những nỗ lực dám nghĩ dám của các doanh nhân trên đáng được ghi nhận khi họ đã đưa con thuyền của mình vượt qua sóng gió, đi đến bến bờ thành công. Nhưng để có những bài viết ấy không thể không kể đến những ngòi bút là những nhà báo, nhà văn đã nỗ lực tìm kiếm, phát hiện được những nhân tố được xem là những điểm sáng có bản lĩnh và đầy cống hiến.

Nhà báo Minh Giang, báo SGGP - đạt giải ba cuộc thi Phóng sự - Ký sự với bài “Phấn đấu trở thành người... bình thường”, bồi hồi khi được nhận giải. Anh chia sẻ: “Báo chí được đánh giá có vai trò quan trọng trong phát triển của xã hội. Báo chí cách mạng được ghi nhận là công cụ rất quan trọng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tôi rất xúc động và vinh hạnh, đồng thời càng thấy rõ trách nhiệm của mình làm sao để phát huy được vai trò trong việc đưa thông tin trung thực, chính xác, phải có bản lĩnh vững vàng đấu tranh cái xấu, công bằng xã hội cũng như đề cao những giá trị nhân văn trong cuộc sống".

Với nhà báo Trần Đại Dương, báo Tiền Phong - đạt giải nhất với bài viết: “Khát vọng vươn tầm”, đã bày tỏ niềm tin về nhân vật Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), bà Mai Kiều Liên, trong bài viết của mình. “Tôi cho rằng sự cống hiến của doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ nằm ở doanh số, lợi nhuận, đồng lương thu nhập của CBCNV, của doanh nghiệp đó mà còn nằm ở việc doanh nghiệp sẽ cống hiến gì cho cộng đồng và cộng đồng và sẽ hưởng lợi gì từ những đóng góp của doanh nghiệp đó.

Với sự dẫn dắt của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk đã phát triển rất tốt. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng đó không phải là những lóe sáng nhất thời mà là sự cống hiến bền vững” - nhà báo Dương bày tỏ. 

 Giao lưu với các nhà báo đoạt giải và các doanh nhân tiêu biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG

Giao lưu với các nhà báo đoạt giải và các doanh nhân tiêu biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG

Nhà báo Xuân Hồng, báo Công an TPHCM đoạt giải ba với bài “Tâm nguyện đưa sách đến mọi người”. Trường hợp của anh khá đặc biệt khi là phóng viên kỳ cựu của báo Công an TPHCM chuyên viết về an ninh và nội chính nhưng anh đã tham gia viết về doanh nhân và đạt giải.

Anh chia sẻ, một thời gian dài chuyên viết về mục an ninh trật tự cho báo Công an TPHCM, theo thời gian anh nhận ra rằng trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển kinh tế, doanh nhân, doanh nghiệp đã góp phần làm giàu cho đất nước. Vì thế, khi báo ĐTTC phát động cuộc thi Phóng sự - Ký sự, anh quyết định chọn doanh nghiệp sách Thành Nghĩa để viết.

“Những gì Thành Nghĩa làm được đã chắp cánh cho ngòi bút của tôi. Thành Nghĩa đi lên từ một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc thù là sách. Thành Nghĩa dám thành lập công ty tư nhân đầu tiên để kinh doanh mặt hàng này phải nói là bản lĩnh lớn của ông chủ Võ Thành Tân.

Từ một anh sinh viên đi bán báo dạo trở thành một doanh nghiệp sách Thành Nghĩa hiện nay phát triển mạng lưới 40 siêu thị sách mang tên cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ trải dài từ Nam ra Bắc, từ các vùng sâu của ĐBSCL.

Cống hiến lớn nhất của doanh nghiệp sách Thành Nghĩa không phải ở lời lãi, mà ở chỗ góp phần đưa chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tri thức khoa học đến với tất cả mọi người. Ngoài ra, doanh nghiệp Thành Nghĩa hoạt động từ thiện rất nhiều. Tôi cho rằng Thành Nghĩa hội đủ 3 điều kiện đề ra là doanh nhân, bản lĩnh và cống hiến” - tác giả Xuân Hồng bộc bạch.

Danh sách 12 tác giả đoạt giải
Cuộc thi viết Phóng sự - Ký sự “Doanh nhân - Bản lĩnh và cống hiến”

 

Các tin khác