Sân cỏ có gì vui?

Tôi không biết trên cao vòi vọi, cao đến u u minh minh kia có đấng quyền năng tối thượng hay không mà sao người đời lại nhìn Ngài bằng con mắt kính cẩn đến thế. Nguyễn Công Trứ gọi Ngài là Ông Xanh. Đoàn Thị Điểm cũng gọi Ngài là Ông Xanh. Còn Nguyễn Du thì gọi Ngài là đấng Hóa Công.

Tôi không biết trên cao vòi vọi, cao đến u u minh minh kia có đấng quyền năng tối thượng hay không mà sao người đời lại nhìn Ngài bằng con mắt kính cẩn đến thế. Nguyễn Công Trứ gọi Ngài là Ông Xanh. Đoàn Thị Điểm cũng gọi Ngài là Ông Xanh. Còn Nguyễn Du thì gọi Ngài là đấng Hóa Công.

Gặp nỗi buồn đau bi đát của cõi đời dâu bể mà không có cách nào thoát được, cụ Nguyễn lại bái vọng lên Ngài mà than thở: Phũ phàng chi bấy Hóa Công, tựa hồ như mọi chuyện ở cõi đời này đều do Ngài bày đặt, chi phối.

 Mỗi trận cầu diễn ra luôn có một biển cổ động viên hò reo, cỗ vũ.

Mỗi trận cầu diễn ra luôn có một biển cổ động viên hò reo, cỗ vũ.  

Nếu quả có đấng Hóa Công quyền uy như vậy thật, thì tôi nghĩ có lẽ Ngài là một lão say rượu, một gã bắng nhắng luôn châm chọc và đùa cợt. Phải, tôi cho đó là trò đùa quái quỷ của lão Hóa Công say rượu. Tôi không mê bóng đá. Nói đúng ra, tôi là một gã điếc đặc bóng đá.

Trong đời, tôi chưa một lần bước chân vào sân vận động, cũng chưa bao giờ xem hết một buổi tường thuật bóng đá trên màn hình. Riêng về cái khoản này tôi ngang dân Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ, với bóng đá, họ cũng là những anh nghễnh ngãng. Họ không thích bóng đá, chỉ mê bóng rổ, bóng chày.

Vào giữa mùa World Cup, một sự kiện thể thao trọng đại của năm 1994, thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên trái đất, và cái sự kiện sôi động ấy đang diễn ra ngay trên đất Hoa Kỳ, Vậy mà ở những thành phố lớn như Washington, New York hay Boston mà tôi có dịp ghé qua, chỉ thấy sự lặng lẽ, bình thản, chẳng có ai bàn tán đến sự kiện này.

Trên đường phố cuồn cuộn xe cộ, bên những cây cột đèn cao áp, thi thoảng cũng thấy loe nhoe, phơ phất mấy cái cờ đuôi nheo quảng cáo, vẽ một anh chàng da đen đang co chân sút bóng với dòng chữ World Cup USA 1994. Giữa thành phố náo nhiệt, sôi động, mấy cái mảnh vải này nom hiu hắt một cách lạc lõng.

Để chứng tỏ sự hiện hữu của mình, đôi lúc nó cũng quẫy trong gió, nom vật vờ, uể oải như đuôi con mèo ốm, chẳng thu hút được sự chú ý của ai.

Đến nỗi, khi những trận đấu chấn động thế giới sắp qua, cả mùa World Cup cũng đã bước vào giai đoạn cao trào để kết thúc, một nhà văn Hoa Kỳ nói với tôi: “Tiếc là các anh đến sớm quá. Giá như cuối năm nay các anh mới sang thì thế nào các anh cũng được xem Bóng đá Thế giới. Cuối năm nay, chúng tôi có World Cup...”.

Vào buổi trưa ngày 26-6-1994, vô tuyến truyền hình Hoa Kỳ báo tin buổi chiều Boston có mưa lớn. Cũng lúc ấy, tôi bị lôi ra sân bóng. Bầu trời sậm sịt mây. Những ngọn gió ẩm nặng hơi nước, ngai ngái mùi thảo mộc của những miệt vườn và những khu rừng xanh om hai bên đường cao tốc ùa thốc vào cửa xe.

Không khéo mưa to mất. Nhưng ngoài tôi ra, có lẽ chẳng có ai để ý đến chuyện mưa gió ấy. Chiếc xe lao vun vút như một viên đạn đại bác thoát nòng.

Ở sân vận động bao trùm một bầu không khí khác hẳn. Đó là một thế giới hừng hực, náo nhiệt. Một biển người phát điên phát cuồng. Họ trát bột màu xanh đỏ lên mặt mũi, đầu tóc, quần áo. Có cô gái cởi trần, sơn toàn thân màu cờ Argentina. Lại có anh lùn tịt, đội ngất nghểu trên đầu một cái mũ quái dị, cao đến ba bốn mét, xâu xếp bằng những quả bóng màu xanh đỏ, dáng đi lặc lè.

Rồi hàng nghìn người tự làm cho mình dị dạng, méo mó, đã thế lại còn múa may quay cuồng, thỉnh thoảng lại hét ré lên như bị chọc tiết. Rồi họ vỗ trống thùng thùng, rúc kèn toe toe. Rồi ống bơ, vỏ bia hộp, kèn sắt tây, ai có gì thì sử dụng cái đó, miễn là vỗ ra được âm thanh, rúc lên thành tiếng động. Sân bóng đúng là một thế giới ầm ĩ, huyên náo và kích động.

Trận đấu diễn ra trong tiếng hò reo, la hét điên loạn của cả một biển người. Bấy giờ, tôi mới biết rằng, không chỉ có 22 anh chàng đá bóng trên sân cỏ, mà nhễ nhại hơn những gã trung phong chạy như hóa dại ấy là hàng vạn cầu thủ đá bóng bằng... mồm.

Nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật gí cái máy ghi âm tròn như cái nắm đấm sắt vào mồm tôi: “Xin phép được phỏng vấn chớp nhoáng nhà thơ u tì quốc Trần Đăng Khoa. Là một người không hiểu gì về bóng đá, xem trận đấu này, anh thấy sao?”.

Thì còn thấy sao nữa? Một biển người điên khùng. Thiên hạ điên hồn nhiên. Còn mình thì phát rồ thực sự. Hình như đây không phải sân vận động mà là một vạc dầu đang cháy. Đấng Hóa Công nát rượu đã ném con người vào vạc dầu. Mà không, lão quăng chúng ta vào thùng axid đang sôi, khiến cho cả những gã lờ đờ, nghễnh ngãng như tôi cũng cứ nhảy dựng lên như những thằng phải gió.

Các tin khác