Phú Xuyên – mảnh đất vàng cho du lịch làng nghề

(ĐTTCO) - Làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng bị mai một do quá hình đô thị hóa, gìn giữ và phát triển làng nghề cũng chính là gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Tại Hà Nội, vẫn còn nhiều làng nghề còn tồn tại, chính vì vậy việc bảo vệ và phát triển làng nghề cũng ngày được quan tâm hơn.

(ĐTTCO) - Làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng bị mai một do quá hình đô thị hóa, gìn giữ và phát triển làng nghề cũng chính là gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Tại Hà Nội, vẫn còn nhiều làng nghề còn tồn tại, chính vì vậy việc bảo vệ và phát triển làng nghề cũng ngày được quan tâm hơn.

 Để thực thúc đẩy công tác gỉn giữ và phát triển, ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Đến nay, công tác phát triển cũng được hưởng ứng nhiệt tình tại các địa phương.

Phú Xuyên được coi là một trong những mảnh đất vàng cho du lịch làng nghề, bởi nơi đây tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng nhất của Hà Nội hiện nay. Nhiều làng nghề được hình thành từ rất lâu đời, cách đây hàng vài trăm năm như: làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ có từ thế kỷ XI; nặn Tò he ở Xuân La xã Phượng Dực có cách đây 300 năm; nghề đan cỏ tế ở xã Phú Túc...

Một góc làng nghề mây tre đan Phú Túc.
Một góc làng nghề mây tre đan Phú Túc.

Một góc làng nghề mây tre đan Phú Túc.

Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở huyện Phú Xuyên, ông Nguyễn Xuân Hoản - đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội - cho biết: “Việc phát triển du lịch làng nghề sẽ khai thác được giá trị văn hoá của nghề, làng nghề và hỗ trợ phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm theo hướng “xuất khẩu tại chỗ” thông qua chào bán sản phẩm cho khách du lịch đến địa phương”. Và rõ ràng, trên thực tế, các làng nghề ở Phú Xuyên ngoài các sản phẩm truyền thống, còn có rất nhiều tiềm năng về du lịch gắn liền với giá trị về cảnh quan, sinh thái, di tích văn hoá đình, chùa, ẩm thực…

Ngày nay, việc giữ được những nghề truyền thống là vô cùng khó khăn, khi có thầy giỏi, nhưng trò lại hiếm, và để có thể học nghề rồi trở thành một nghệ nhân còn là một con đường dài hơn nữa. Nhiều nghề truyền thống đang dần bị mai một, nhiều làng nghề truyền thống dần bị mất đi, hoạt động đơn lẻ.

Nặn tò he ở Xuân La xã Phượng Dực có cách đây 300 năm.
Nặn tò he ở Xuân La xã Phượng Dực có cách đây 300 năm.

Để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, các làng nghề truyền thống ở Phú Xuyên cũng có nhiều chính sách giúp cho việc phát triển, mở rộng đạt được nhiều thành quả. Tính đến nay, huyện có 39 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp Thành phố; có 156 làng, cụm dân cư của toàn huyện có nghề, trong đó có nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

Đặc biệt, bên cạnh việc quan tâm và phát triển làng nghề, còn có những hoạt động được chú trọng và tổ chức thường niên như lễ hội các làng nghề truyền thống, lễ giỗ tổ, tôn vinh nghệ nhân,các lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức hàng năm. Đình làng nghề, di tích lịch sử văn hóa được tôn tạo.

Hình ảnh tại “lễ hội vinh danh các làng nghề truyền thống”.
 Hình ảnh tại “lễ hội vinh danh các làng nghề truyền thống”.

Ông Nguyễn Chí Quân, Phó Chủ Tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết: "Tổ chức “lễ hội vinh danh các làng nghề truyền thống” là hoạt động thường niên. Chúng tôi phối hợp với với Công ty cổ phần thương mại Gia Phạm, cứ 2 năm tổ chức ở cấp huyện 1 lần, những năm còn lại sẽ tổ chức luân phiên ở các xã có tổ nghề. Hoạt động này sẽ vinh danh các làng nghề, những nghệ nhân cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn và phát triển làng nghề".

Là một đơn vị tổ chức lễ hội này hàng năm, ông Phạm Xuân Hải Chủ tịch HĐQT Công ty CPTM Gia Phạm cũng cho biết "Không chỉ riêng lễ hội này, công ty Gia Phạm còn phối hợp cùng huyện ủy Phú Xuyên rất nhiều hoạt động khác với mục đích bảo vệ và phát triền làng nghề. Tôi thấy đây là những hoạt động cực kỳ cần thiết không chỉ nói riêng ở huyện Phú Xuyên".

Lợi thế lớn nhất là tập trung nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc, có bề dày lịch sử, đa dạng văn hóa, nghệ thuật. Nằm tại vị trí là “cửa ngõ” phía Nam của Tp. Hà Nội, nằm trên trục đường Pháp Vân – Cầu Giẽ rất thuận lợi cho việc di chuyển của du khách.

Du lịch tạị làng nghề Phú Xuyên du khách không chỉ tham quan, trải nghiệm khung cảnh làng quê yên bình mà còn được trải nghiệm quy trình sản xuất, có thể cùng tham gia làm sản phẩm thủ công với người dân địa phương và mua quà lưu niệm cho bản thân và người thân.

Phú Xuyên đang ngày càng phát triển, nhưng những giá trị văn hóa, những nét đẹp truyền thống không vì thế mà bị mất đi, các làng nghề chính là nơi lưu giữ những tầng lớp văn hóa, những giá trị nhân văn lâu đời. Phú Xuyên xứng đáng là một điểm đến trong bản đồ du lịch thủ đô.

Các tin khác