Kỳ duyên Đại Hùng sơn (k2): Trên đỉnh Đông Dương

Ông Lâm cam đoan rằng, ông sống được đến nay hoàn toàn chỉ nhờ những vị thuốc trên Phanxipăng này. Ông rót cho tôi thử uống một thìa nước màu xanh lét, ngay lập tức tôi cảm thấy máu chạy rần rật lên đầu, xuống đầu ngón tay ngón chân làm toàn thân như có luồng sinh khí mới, ấm áp hẳn lên.

Ông Lâm cam đoan rằng, ông sống được đến nay hoàn toàn chỉ nhờ những vị thuốc trên Phanxipăng này. Ông rót cho tôi thử uống một thìa nước màu xanh lét, ngay lập tức tôi cảm thấy máu chạy rần rật lên đầu, xuống đầu ngón tay ngón chân làm toàn thân như có luồng sinh khí mới, ấm áp hẳn lên.

Nhắc lại chuyện ông Trần Ngọc Lâm bái biệt nhà sư sau lần đầu kỳ ngộ, trở về Việt Nam. Chút tiền ông bôn ba kiếm được trên con đường xuyên Á tạm đủ để sửa sang ngôi nhà cũ nát. Các con ông cũng lớn hơn, đỡ đần mẹ nhiều, nên cuộc sống cũng dễ chịu hơn.

Mấy năm sau, dù vẫn tích cực rèn luyện bằng cách tắm nước lạnh, đấm thình thình rung chuyển các cây cột điện bê tông và các thân cây to, nhưng khi những cơn đau tái phát vẫn khiến ông đau đớn, chết lặng. Người gầy mòn đi, cơ thể từng rất săn chắc, cường tráng của ông chỉ còn chừng 48kg.

Các cây dược liệu vẫn được trồng trong nhà kính bên Trung Quốc, thuốc uống vẫn có bán, nhưng chỉ các đại gia bên đó, trong trường hợp cấp bách mới dám bỏ tiền mua. Không đủ tiền chạy chữa, ông Lâm trèo lên đỉnh Phanxipăng với ý định tìm một hang núi chờ chết.

Khí hậu thoáng đãng trên đại hùng sơn cao 3.143m này khiến ông Lâm dễ thở hơn, có lẽ do khối u trong phổi không nở thêm ra. Nhiều ngày lang thang trên đỉnh Phanxipăng và dãy Hoàng Liên Sơn, ông phát hiện những dược liệu quý báu kia không chỉ có ở Tây Tạng, mà tại đây cũng có. Đầy đủ 3 loại quả, 4 loại hoa, chỉ thiếu ngũ trảo long. Ông lại vượt dặm trường trở lại Tây Tạng tìm nhà chùa, xin ít hạt cây ngũ trảo long về trồng thử.

Lúc này là tháng 4-1999, ông quyết định ở hẳn trong hang núi, tìm nơi thủy thổ, khí hậu thích hợp để trồng, dù trong lòng ít hy vọng chúng có thể sống được. Hàng tháng ông thuê một người Mông gùi gạo và muối lên hang, còn mình ở rịt trên núi gieo hạt giống và tìm thảo dược.

Ông Trần Ngọc Lâm tìm cây thuốc trên núi Hoàng Liên Sơn. 

Ông Trần Ngọc Lâm tìm cây thuốc trên núi Hoàng Liên Sơn. 

Chuyện ông Lâm suốt 3 tháng trời lủi thủi trong hang núi, ăn ở và trồng cây thuốc trên đỉnh Phanxipăng, đến người Mông nổi tiếng đi rừng giỏi và quen sống trên các rẻo cao cũng phải kinh ngạc. Không chỉ cuộc sống thiếu thốn, buồn bã, trên độ cao gần 3.000m khí hậu rất khắc nghiệt.

Càng lạ kỳ hơn khi bên cạnh chiếc hang ông Lâm sống là chiếc hang của một gia đình… gấu: gấu bố lớn nhất nặng khoảng hơn một tạ, còn gấu mẹ và gấu con cỡ sáu bảy mươi cân.

Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt có vẻ không tin chuyện người và loài thú hoang dã đó có thể sống hòa bình cùng nhau, ông Lâm nói: “Tôi vẫn đến gần cửa hang, ném cho chúng nắm cơm hay cái bánh mì ăn dở, thấy chúng hiền khô mà. Mình không trêu chọc hay tranh ăn của chúng việc gì phải sợ nó nổi tính hung hãn. Hơn nữa, ngày nào tôi chả tập đấm vào cây rừng, vách đá, da thịt gấu có cứng như vậy không. Mấy năm sau tôi trở lại, không thấy đàn gấu nữa. Chắc khách du lịch lên nhiều quá, chúng dạt sâu vào trong núi rừng Hoàng Liên Sơn. Cũng có thể, đám thợ săn bắn hạ chúng mất rồi”.

Những ngày cô độc trên đỉnh Phanxipăng để trồng thuốc, ông Lâm hiểu tại sao người ta gọi dãy núi này là Hoàng Liên Sơn, vì nó có rất nhiều cây hoàng liên, một dược liệu quý. Ông có dịp kiểm chứng cuộc đấu tranh sinh tồn của 3 loài trúc, quyết liệt còn hơn truyện Tam quốc.

Cứ loài này bị khuy (nở hoa, mọc cành chi chít) chết đi, loài khác ùn ùn mọc lên thay thế, rồi lại chết cho loài khác nữa sinh sôi. Nhiều ngày chờ đợi, rồi ông cũng tự tay chụp được toàn cảnh đỉnh Phanxipăng mà không vướng một sợi mây, điều không phải nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp nào cũng làm được.

Ông cũng có thêm nhiều bạn mới là những nhà khoa học, văn nghệ sĩ, khách du lịch nước ngoài: một anh họa sĩ trẻ, tài hoa, lãng tử đã từng đi không dưới nửa số quốc gia trên địa cầu; một nhà khoa học từ châu Mỹ tên là Rênhia, leo lên tận nơi đây để nghiên cứu bò sát; Claus Andersen, người Đan Mạch, sang nước ta làm công tác nhân đạo. Họ vẫn thường gặp và thông tin cho nhau những khám phá mới về Phanxipăng tại Sa Pa.

Đặc biệt nhất và cũng có thể coi là kỳ duyên thứ hai của ông Lâm chính là cuộc gặp gỡ với vợ chồng người Pháp tên là Christiane Pasquel Rageau. Đó là vào một ngày tháng 4-1999, ông Lâm kinh ngạc khi thấy trên đỉnh Phanxipăng có 2 người già, cụ ông đã 86 tuổi, cụ bà khoảng 82 tuổi, đầu tóc bạc phơ nhưng da dẻ vẫn hồng hào, khỏe mạnh.

Người chồng trước đây từng là sĩ quan quân đội Pháp đóng ở Sa Pa, nên rất am hiểu nơi này. Biết ông Lâm đã sống ở trong hang núi hơn 1 tháng và sẽ còn phải ở đây lâu dài, ông ta nói: “Ngày trước, người Pháp chúng tôi lên Phanxipăng bằng con đường khác, ngắn hơn, dễ đi hơn, có thể đi về trong ngày. Tôi vẽ cho anh, anh khỏi phải ở đây sống một mình trong hang đá lạnh, khổ thân”.

Rồi vừa vẽ trên bản đồ, vừa chỉ tay vào các mỏm đá, lùm cây, ông ta vạch một lối đi, mà sau đó ông Lâm lần theo thấy đúng có lối mòn thật. Rất nhiều nơi còn kè đá cẩn thận, hay có dấu cuốc chim mổ vào đá, chứng tỏ đây từng là một lối đi nhưng đã bị lãng quên từ lâu.

Khi ngành du lịch Lào Cai và huyện ủy Sa Pa chủ trương mở một lối đi chính thức lên Phanxipăng, ông Lâm được mời làm trưởng đoàn khảo sát để khai phá con đường này. Ông đã vạch ra con đường đi lên từ núi Xẻ, là con đường tiện lợi nhất và được sử dụng nhiều nhất cho đến bây giờ. Người dân Lào Cai coi ông là người có công đầu mở con đường chính thức lên Phanxipăng.

Những hạt giống ngũ trảo long mà ông Lâm kỳ công đem về từ Tây Tạng, miệt mài thử nghiệm gieo trồng trên đỉnh Phanxipăng cuối cùng cũng nảy mầm. Ông theo dõi chúng lớn, ra hoa, lấy hạt và gieo trồng mới. Đến nay ông đã nhân ra được một khoảnh ngũ trảo long rộng chừng 10m2.

“Nếu uống thuốc cộng với xoa bóp chân tay, có thể sáng lên Phanxipăng, chiều về trong thị trấn bình thường. Nếu đau sưng, dùng thuốc này càng linh nghiệm, kể cả máu vẫn chảy nhưng người không còn thấy đau đớn nữa” - ông Lâm nói.

Sau hơn 100 ngày sống trong hang núi, đầu mùa mưa năm 1999, khi sét nổ như bom lửa vào vách đá trên điểm cao 2.900m của Phanxipăng, cũng là lúc những cây ngũ trảo long bắt đầu tươi tốt. Ông Lâm xuống núi, dựng nhà sàn trên bãi đất bằng, rộng rãi ngay núi Xẻ, cách Thác Bạc không xa để ở. Ông mua máy ô tô cũ, tháo ra rồi làm máy phát điện bằng sức gió, làm máng dẫn nước về bể, tính chuyện ở lâu dài.

Suốt 2 năm trời, hàng ngày ông lên núi lấy thuốc về trị bệnh cho mình và bán cho người qua đường, khách du lịch, hoặc dẫn đường cho khách du lịch lên Phanxipăng. Khách nước ngoài rất thích ghé vào nơi ông ở vì có điện nước đàng hoàng, tha hồ thưởng thức những thứ thơm ngon như món rau, cây, củ, quả mà họ chưa từng nếm bao giờ. Thỉnh thoảng hứng chí, ông Lâm lại lên chiếc xe gắn máy Trung Quốc lắp máy Nhật của mình cùng du khách rong chơi khắp Tây Bắc, đi Mường Tè, Sìn Hồ, lên thượng nguồn sông Đà, sông Mã, thậm chí sang cả Lào.

Đi đâu ông cũng kiếm được món ăn ngon lạ, kể cả trời mưa to cũng có thể bắc bếp nấu cơm, lại am hiểu phong tục, đường đất, có thể dùng võ nghệ bảo vệ, nên du khách rất thích. Những chuyến đi dài ngày, ông thường mang theo đồ nghề, nếu gặp ô tô, xe máy chết máy trên đường, ông sửa thuê, lấy tiền làm lộ phí.

Cũng có lúc ông múa võ, biểu diễn công phu như gánh xiếc “Sơn Đông mãi võ”, đấm bình bình vào cột điện bê tông cho thâm tím tay chân, rồi lấy ngũ trảo long ra thoa, khách thấy công hiệu, lập tức tranh nhau mua thuốc.

-------------

Kỳ 3: Những nhân duyên tiếp nối

Các tin khác