Điệu buồn phương nam

Cuối tuần, anh Trọng từ Pháp mail về: Nông thôn nước Pháp lại sôi sùng sục em ạ. Hàng chục ngàn nông dân khắp nước tuần hành phản đối việc ép giá mua sữa của nhà phân phối; yêu cầu chính phủ có biện pháp khẩn cấp nâng giá sữa để họ khỏi trắng tay, cùng đường, phá sản.

Cuối tuần, anh Trọng từ Pháp mail về: Nông thôn nước Pháp lại sôi sùng sục em ạ. Hàng chục ngàn nông dân khắp nước tuần hành phản đối việc ép giá mua sữa của nhà phân phối; yêu cầu chính phủ có biện pháp khẩn cấp nâng giá sữa để họ khỏi trắng tay, cùng đường, phá sản.

Nông dân lập luận: Vào đầu năm trước, họ chỉ mất 280EUR để mua một tấn đậu nành làm thức ăn bò sữa thì nay phải trả đến 420EUR. Giá bắp cũng leo thang từ 180EUR lên đến 240EUR/tấn. Không chỉ giá thức ăn gia súc, giá xăng xe, chi phí vận chuyển, nhân công, y tế… đều tăng, chỉ giá sữa là đứng im, thậm chí giảm 30% so với trước! Em thu xếp, qua bên này, ta lại đi một vòng nông thôn xem nông dân Pháp nổi giận ra sao?

Tôi nhận tin mà đắng lòng. Sao tình cảnh nông dân Pháp giống ta như vậy: Giá xăng dầu tăng vùn vụt, tăng mấy lần, có giảm chỉ giảm nhỏ giọt.

Đến nay tất cả các địa phương đều tăng viện phí, chỉ còn TPHCM và Hà Nội là chưa tăng. Giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác đều tăng theo đà đỏng đảnh giá xăng dầu và mức biến thiên lạm phát, chỉ có giá lúa, gíá cá là giảm, bấp bênh trông chờ may rủi trong từng mùa vụ. Vậy mà nông dân vẫn lam lũ cam chịu, phải làm. Không làm thì không có ăn mà cũng không biết làm nghề gì khác.

Thật ra “cuộc chiến giá sữa” đã âm ỉ từ lâu. Ở Pháp trước khi nổ ra cuộc xuống đường hiện nay, 6 tháng qua Liên đoàn Sản xuất sữa đã nhấn mạnh tính cấp bách của tình thế, yêu cầu các hãng phân phối và ngành công nghiệp chế biến cân bằng lợi ích với người sản xuất, bằng cách nâng cao giá thu mua sữa tươi nhưng mọi thương thảo, đàm phán đều không có kết quả.

Nhà sản xuất, phân phối, thu mua vẫn nắm đằng cán, cho rằng họ chỉ có thể mua với giá đó, là đã có lợi cho nông dân. Không chịu thì họ không mua! Lại giống như ở ta. Nhà nước quy định giá sàn thu mua lúa phải có lợi cho nông dân, ít nhất là bảo đảm lời 30% so với giá thành. Nông dân nói không biết cơ quan nhà nước tính giá thành để nông dân có lợi 30% bằng cách nào nhưng vài năm nay vật giá tăng vùn vụt mà giá lúa thu mua tại đồng vẫn chỉ trên dưới 5.000 đồng/kg.

Nông dân Pháp rất bền bỉ trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. 4 năm trước, trước việc ép giá thu mua, người chăn nuôi bò sữa đã phong tỏa các nhà máy chế biến bơ sữa, tiến hành biểu tình rầm rộ trên nhiều thành phố phản đối giá sữa xuống thấp. Họ đưa ra chứng cớ: Tháng trước các nhà máy mua 308EUR cho 1.000 lít sữa, còn nay giảm xuống chỉ còn 212EUR, không đủ trang trải chi phí sản xuất.

Nhà sản xuất thì viện dẫn, do kinh tế khủng hoảng, người dân khắp châu Âu thắt lưng buộc bụng nên không tiêu thụ được sản phẩm, xuất khẩu ngày càng thấp, buộc họ phải giảm giá thu mua. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Pháp mà còn là mối lo chung của cả hệ thống chăn nuôi bò sữa ở châu Âu.

Mâu thuẫn không được giải quyết, đã dẫn tới bộc phát đỉnh điểm: Ngày 26-11-2012, 2.000 nông dân từ khắp các trang trại bò sữa trên toàn châu Âu đã kéo về tòa nhà Nghị viện châu Âu (Bỉ), phong tỏa các đường phố chính ở Brussels, phun vòi xối 15.000 lít sữa lên tòa nhà Nghị viện châu Âu, đòi hỏi các biện pháp cứu người nuôi bò. Họ cho rằng Nghị viện châu Âu không có một động thái nào trong nhiều năm qua để chấn chỉnh thị trường sữa. Những nông dân biểu tình đòi hỏi tăng 25% giá thu mua sản phẩm của họ vì giá bán hiện nay thấp dưới giá thành sản xuất, đưa ra yêu sách: “Chúng tôi muốn các điều luật mới đảm bảo cho tương lai của chúng tôi”.

Nông dân châu Âu còn đưa 1.000 máy kéo đến rào kín nhiều đường phố ở Brussels và cố thủ 2 ngày, buộc các bộ trưởng nông nghiệp các nước EU phải nhóm họp giải quyết. Và cuộc biểu tình tại Pháp mới đây cho thấy điều này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, có giải pháp hiệu quả để hãm đà giận dữ của nông dân. Liệu có còn các cuộc biểu tình đổ sữa?

Pháp là đất nước lớn nhất Tây Âu, đồng bằng chiếm 2/3 tổng diện tích, trong đó khu vực sản xuất nông- lâm nghiệp có diện tích sử dụng lên đến 48 triệu ha, chiếm 82% lãnh thổ. Do địa thế thuận lợi cùng với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, Pháp là nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu châu Âu, gồm lúa mì, gia cầm, sản phẩm bơ sữa, rượu vang…

Mùa hè năm trước, theo yêu cầu của tôi khi sang Pháp, anh Trọng - một Việt kiều định cư lâu năm chuyên nhập các mặt hàng nông sản chế biến đưa về Việt Nam tiêu thụ, đã tổ chức một chuyến điền dã dài ngày gồm 2 anh em đi khắp miền nông thôn phía Nam nước Pháp.

Ăn ở theo kiểu “homestay” với nông dân tại các làng mạc nông thôn, tôi phần nào hiểu thêm nước Pháp: Càng về phía Nam người dân càng nghèo, đa số sống bằng nông nghiệp. Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ thương mại hiện đại, hoành tráng hầu như chỉ ở phía Bắc và các thành phố lớn.

Nông thôn ở Pháp lặng lẽ, thanh bình đến mức kỳ lạ, ít nghe tiếng chó sủa, gà qué, trẻ con. 9 giờ sáng phố thị vẫn thưa thớt người. Hỏi ra mới biết sự giảm sút dân số nông thôn là vấn đề chính trị - xã hội dai dẳng, báo động từ lâu, đến nay vẫn chưa có giải pháp.

Thanh niên bỏ làng quê về thủ đô và các thành phố lớn; ở phố sống khó khăn hơn nhưng dễ tìm việc làm, thu nhập cao hơn. Làng quê chỉ còn người lớn tuổi, người già, lớp trẻ không ham mê theo ngành nông nghiệp. Trong 3 thập niên gần đây, 15 khu vực nông nghiệp toàn nước Pháp đều đối mặt vấn đề giảm sút dân số căng thẳng; trong đó dân số ở Creuse là nặng nề nhất, giảm đến 24%, không còn lực lượng lao động trẻ.

Miền Nam nước Pháp là đất nông nghiệp trải dài với những đồng lúa mì, hướng dương (trồng lấy dầu), các trang trại trồng nho… ngút mắt. Không có nhiều sông nước ngập tràn bờ cùng những cánh đồng lúa nước bao la như ở ta, nhưng những đêm không ngủ được, tôi cứ liên tưởng đến bài thơ phổ nhạc “Điệu buồn Phương Nam” bên nhà.

… “Đàn thiên thu đứt dây tơ rồi

Theo sóng vàng cát lở sông bồi

Còn chi nữa, biển dâu đã bao đổi dời

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi

Thương những đời như lục bình trôi”

Dường như số phận người làm nông thời đại nào, ở nước nào cũng luôn bấp bênh và luôn đối mặt với tương lai bất định. Ngoài đối phó với sự đỏng đảnh, khó dự báo của thiên tai, thời tiết từng mùa vụ, bây giờ nông dân còn đối mặt gay gắt với giá cả, sức mua thị trường suy giảm, nỗi lo tiêu thụ hàng hóa…

Thiếu lao động, giá thành cao, “hàm lượng mồ hôi” của họ trong từng đơn vị sản phẩm cao hơn nhưng hình như chỉ có họ biết, sản phẩm bị định giá thấp, nên họ không kìm nén nổi cơn giận. Họ vắt từng lít sữa nhưng lại mang đi đổ bỏ hàng ngàn lít sữa để phản kháng. Phải hiểu như thế nào về tình cảnh oái ăm này?

Nhưng không chỉ có vậy. Mùa hè năm ngoái tại Pháp, tôi đã chứng kiến cảnh sục sôi của giới truyền thông và nông dân Pháp trước việc giới nhà giàu Trung Quốc đua nhau mua sắm lâu đài cổ với những ruộng nho vùng Bordeaux. Chỉ trong 3 năm qua, tại thủ phủ của ngành rượu vang Pháp đã có 30 lâu đài được sang tay cho các đại gia Trung Quốc và còn hàng chục thương vụ nữa đang chuyển giao.

Tạp chí rượu vang Decauter tại vùng Bordeaux đăng bài, ví von: “một cơn thác lũ chuyển nhượng”. Các nông dân cho biết cụ thể hơn: Đối với họ, việc sang nhượng thương hiệu và cơ sở sản xuất là điều bình thường, người nước khác tới Bordeaux làm ăn cũng bình thường.

Điều bất thường là sự có mặt của người Trung Quốc khiến cả vùng này bất ngờ. Họ đàm phán, mua bán nhanh như đánh úp, rất quyết liệt và diễn ra rất ngắn, liên tục bành trướng các cơ sở sản xuất rượu vang tại miền Nam. Nhiều thương hiệu rượu vang Pháp nổi tiếng nay đã lọt vào tay người Trung Quốc.

Đối với cư dân địa phương, sự có mặt của người Trung Quốc tại xứ sở rượu vang hầu như không được chào đón. Họ lo ngại khi thấy những vùng đất, những trang trại bao đời nay họ đổ mồ hôi làm ra một thứ rượu dùng phổ biến trên thế giới trong dịp lễ hội cũng như giao tiếp hàng ngày - trong tâm thức của họ là một thứ văn hóa mang đậm chất Pháp - nay đang bị sang tên, đổi chủ.

Một chủ khách sạn tâm sự: “Tôi không cho rằng họ xâm chiếm đất đai của chúng tôi, họ có mang đất đai về Trung Quốc được đâu. Nhưng thật khó chịu khi họ xâm nhập, can thiệp vào công ăn việc làm truyền thống của chúng tôi”. Sau đó, khi một tỷ phú Trung Quốc mua lại Chateau de Gevrey - Chambertin, một lâu đài hình thành từ thế kỷ 12 với 2ha ruộng nho, được bán với giá 8 triệu EUR, đã làm dân địa phương nổi giận, phản đối dữ dội. Họ cho rằng nước Pháp đang bán linh hồn của mình và các chính trị gia phải có động thái bảo vệ thương hiệu sản phẩm và nền văn hóa Pháp.

Khủng hoảng, suy giảm kinh tế từ năm 2008 đến nay để lại nhiều hậu quả hơn ta vẫn tưởng. Ngoài thất nghiệp, đời sống khó khăn, xã hội cũng phân hóa với nhiều hệ lụy. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, tiêu thụ dưới giá thành, người ta phải chuyển nhượng, thu hẹp cơ sở sản xuất là bình thường nhưng những tác nhân mới lại không mang lại sự bình an tại các vùng nông thôn ngàn đời yên bình.

Sự phân ly, giãn cách giàu nghèo, pha loãng giá trị truyền thống, tính dân tộc... hầu như chưa được phân tích thấu đáo, nhìn nhận đúng mức. Nghĩ vậy ly rượu vang chiêu đãi của các chủ trang trại rượu vang vùng miền Nam nước Pháp trong bữa tiệc chia tay với chúng tôi bỗng dưng đắng ngắt. Ông Richard, một chủ hầm rượu vang và chủ trang trại gia đình, đã hành nghề 32 năm nay tại vùng đất này nói với chúng tôi: “Lúc khác anh có qua, uống với chúng tôi, mới là rượu vang Pháp chính tông.

Hàng nhập về Việt Nam có khi là rượu vang Pháp làm với công thức Chinois đó, không phải chúng tôi làm đâu nhé”. Ông Frédéric Rilliet, là một tiến sĩ nghiên cứu văn hóa - lịch sử Pháp bỗng dưng bỏ nghề, về vùng sâu phía Nam nước Pháp trồng và sản xuất rượu nho, chọn cho mình cách sống xanh, tâm sự: “Chúng tôi cho rằng với cơn lốc kinh tế và tình thế hiện nay dường như nước Pháp đang ném đi di sản của mình. Tôi e rằng vài năm tới cả vùng Burgundy này sẽ không còn thuộc về người bản xứ.”

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua. 

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ.

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua. 

Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên.  

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua.

Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. 

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua. 

Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux.

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua. 

Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. 

Những lâu đài, trang trại trồng nho, làm rượu vang ở miền Nam sắp bị sang tên đổi chủ. Một buổi khiêu vũ giải trí thiếu vắng bóng dáng nam nữ thanh niên. Tác giả (giữa, hàng trên) trò chuyện cùng người già vùng nông thôn nước Pháp. Khách du lịch tham quan, thử rượu tại một lâu đài ở Bordeaux. Quầy hàng nông sản bên đường của người dân nông thôn miền Nam. Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua.

Một phiên bán đồ cũ cuối tuần tại thị trấn miền Nam thưa vắng người mua. 

Các tin khác