Chùa Dơi mai có còn dơi?

Từ lâu Chùa Dơi là một nét văn hóa, một “thương hiệu” du lịch tâm linh gắn với địa danh Sóc Trăng. Tên thật của chùa là Mahatup hay còn là Mã Tộc. Ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm (năm 1569). Nét độc đáo đây chính là ngôi chùa duy nhất trong 92 chùa tại Sóc Trăng có sự lưu trú của hàng ngàn con dơi bám trên các cây sao, dầu… trồng xung quanh chùa. Tuy nhiên, gần đây tình trạng săn bắt dơi chế biến các món “đặc sản” ở Cần Thơ, Sóc Trăng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng dơi ở ngôi chùa nổi tiếng này.

Từ lâu Chùa Dơi là một nét văn hóa, một “thương hiệu” du lịch tâm linh gắn với địa danh Sóc Trăng. Tên thật của chùa là Mahatup hay còn là Mã Tộc. Ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm (năm 1569). Nét độc đáo đây chính là ngôi chùa duy nhất trong 92 chùa tại Sóc Trăng có sự lưu trú của hàng ngàn con dơi bám trên các cây sao, dầu… trồng xung quanh chùa. Tuy nhiên, gần đây tình trạng săn bắt dơi chế biến các món “đặc sản” ở Cần Thơ, Sóc Trăng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng dơi ở ngôi chùa nổi tiếng này.

Tận diệt dơi ngựa lớn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dơi lưu trú tại Chùa Dơi là loài dơi ngựa lớn và nhiều loài dơi lớn khác. Do loài dơi này hay ăn hoa quả nên người dân địa phương gọi là dơi quạ. Thời cao điểm ngôi chùa thu hút mấy chục nghìn con dơi và rất nhiều loại chim, cò sinh sống.

Thế nhưng do sự săn bắt quá mức, các loài chim, cò ra đi dần và nay đàn dơi cũng đang thưa thớt. Vừa qua khi trở lại thăm Chùa Dơi, tiếp xúc với chúng tôi Thượng tọa Lâm Tú Linh, Sư phó trụ trì Chùa Mahatup, buồn rầu: “Trước năm 2000 số lượng dơi rất nhiều, lúc đó có 10 phần nay chỉ còn 1-2 phần.

Nguyên nhân chủ yếu do nhiều người săn bắt bán cho các quán nhậu chế biến làm món ăn. Vì vậy chúng tôi mong chính quyền có giải pháp ngăn chặn các nhà hàng bán món ăn chế biến từ dơi để đàn dơi phát triển trở lại, giữ gìn hình tượng vốn có”.

Theo Thượng tọa Lâm Tú Linh, cách đây hơn 10 năm, dơi quạ treo đầy trên các cây từ cổng vào ngôi chùa, nhưng giờ chúng chỉ thu gọn lại đeo bám ở vài cây gần nơi các sư trong chùa nghỉ. Ước tính, số lượng đàn dơi từ 10.000 con nay giảm xuống còn chỉ 1.000-1.500 con.

Dơi con thường có sải cánh 0,8-1m, dơi lớn sải cánh có khi lên đến 1,5m. Cách đây vài năm, cơ quan chức năng Sóc Trăng đã bắt giữ một số vụ buôn bán và bẫy dơi. Một số lượng lớn dơi bị bắt được thả về lại Chùa Dơi. Cùng với các giải pháp vận động, tuyên truyền liên tục tình trạng săn bắt dơi ở Sóc Trăng tạm lắng.

Nhưng do đặc tính di chuyển xa để tìm thức ăn (di chuyển từ 60-100km) nên người dân ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu… cũng liên tục săn dơi bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là dựng 3 cây tre (cao khoảng 10 thước/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái, dơi đến ăn sẽ bị sa lưới.

Thương tọa Lâm Tú Linh lo lắng trước việc đàn dơi giảm dần.

Thương tọa Lâm Tú Linh lo lắng trước việc đàn dơi giảm dần. 

Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần “dọn dẹp” các quán nhậu, nhà hàng bán thịt dơi, thu gom dơi về thả lại chùa, nhưng tình trạng săn bắt lén lút vẫn diễn ra. Dọc trên nhiều tuyến đường tại Sóc Trăng không khó để chúng tôi tìm được một quán nhậu bán thịt dơi.

Tiếp chúng tôi là bà chủ quán trung niên, tên Ng. giới thiệu: “Mùa này chỉ có dơi con khoảng 300 gam/con. Muốn ăn dơi lớn phải đợi 1-2 tháng nữa, sau khi dơi mẹ sinh sản. Giá 1 con dơi 300 gam là 300.000 đồng (tương đương 1 triệu đồng/kg). Muốn làm dơi rô-ti phải có dơi lớn, còn dơi nhỏ chỉ nấu cháo”.

Đáng chú ý đây là quán “duy nhất còn sót lại bán thịt dơi” ở Sóc Trăng nhưng qua bao lần truy quét, kiểm tra nó vẫn tồn tại.

Mòn mỏi chờ dự án bảo tồn

 “Chúng tôi rất lo lắng. Dơi đã tạo nên nét đặc thù và chúng xem ngôi chùa như mái nhà của chúng. Nhưng hiện nay đàn dơi cứ thưa dần. Liệu đến lúc nào đó hình tượng Chùa Dơi sẽ chỉ còn lại trong tiềm thức” - Thượng tọa Lâm Tú Linh tâm sự.

Chùa Dơi theo cách gọi dân gian, do người dân địa phương thấy nơi đây có nhiều dơi đến ăn hoa quả, nằm cách thành phố Sóc Trăng gần 2km. Đây là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ và là một trong những ngôi chùa cổ nhất tỉnh Sóc Trăng.

Điều ngạc nhiên là khi tiếp xúc với chúng tôi, một số cán bộ có chức năng của tỉnh tỏ ra khá “thờ ơ”, nắm thông tin về đàn dơi mơ hồ và cho biết tỉnh chưa có sự kiểm đếm, thống kê số lượng.

Ônh Trịnh Công lý, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Cách đây 8 năm, qua kiểm đếm chỉ còn khoảng 20 cá thể dơi ngựa lớn. Quần thể dơi lưu trú tại chùa dơi khá phong phú, trong đó dơi ngựa lớn và dơi ngựa lớn Thái Lan là 2 loài độc đáo.

Riêng dơi ngựa lớn (có tên khoa học là Pteropus vampyrus) nằm trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên đến nay các cơ quan chức năng không nắm được trong quần thể vài ngàn con dơi còn lưu trú ở đây, có bao nhiêu con dơi ngựa lớn.

Cách đây 5 năm (năm 2008), tỉnh Sóc Trăng đã mời các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về nghiên cứu nhằm duy trì, bảo tồn đàn dơi. Nhiều biện pháp được đề xuất như lập dự án vài chục ha trồng cây ăn trái để làm nguồn thức ăn cho dơi.

Nhưng liệu dơi có đến khu vườn này ăn không? Hoặc có nghiên cứu cho rằng do môi trường ồn ào đã tác động đến đàn dơi. Rồi cả biện án gắn chip điện tử cho dơi nhưng vì nhiều lý do khác nhau các phương án trên không được triển khai. Thế là mọi chuyện rơi vào quên lãng”.

Ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xem có ảnh hưởng đến đàn dơi sinh sống tại Chùa Dơi hay không.

Chúng tôi cũng mời các chuyên gia nghiên cứu, triển khai đề tài đưa ra các giải pháp bảo tồn đàn dơi tại Chùa Dơi. Tỉnh mong muốn các nhà khoa học tham gia tư vấn, hiến kế để bảo tồn và khôi phục lại đàn dơi”.

Các tin khác