Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ đồng

(ĐTTCO) - Theo ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Trung Nam Group, dự án 10.000 tỉ chống ngập do triều ở TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 đã đạt gần 37% tiến độ.
 
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 1
Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Công trình hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km vuông, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Tổng kinh phí 10.000 tỉ đồng và được khởi công hồi tháng 6.2016. Dự kiến đến năm 2018 sẽ hoàn thành.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 3
Dự án này sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều tại các cửa rạch kênh trên địa bàn Q.1, 4, 7, 8, H.Nhà Bè và H.Bình Chánh. Và thuộc các khu vựcBến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Tân Thuận, Phú Định và Mương Chuối.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 4
Quy mô bề rộng cống từ 40 - 160 m; xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/s, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24 m3/s, 1 trạm bơm tại cống Phú Định công suất 18 m3/s. Trong đó, hệ thống cống Mương Chuối là công trình có quy mô lớn nhất trong 6 cống. Cống Mương Chuối này nằm ở H.Nhà Bè. Công trình này gồm 4 khoan cửa van và 1 âu thuyền.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 5
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Trung Nam Group từ khi dự án được khởi công cho đến nay, tiến độ xây dựng đạt gần 37%, dự kiến ngày 30.4.2018 sẽ hoàn thành dự án.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 6
Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ xây dựng tại cống Mương Chuối đã hoàn thành được phần hàn thép liên kết cọc ống và bệ trụ Pin T1; đào đất trong khung vây trụ T2; cắt cọc ống, lắp dựng khung vây trụ T2; thi công vét hố móng trụ T3 và đào đất trong khung trụ.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 7
Trong khung vây được đào sâu xuống lòng sông đến 20m.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 8
Theo thiết kế, cống Mương Chuối sẽ vận hành theo nguyên tắc đến mùa mưa cửa tiêu nước sẽ mở do mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và ngược lại. Mùa khô, cống sẽ đóng mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn +0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống). Các cống thiết kế rộng 40 -160m, cao trình đáy 3,5-10m, tàu thuyền có thể giao thông khi cửa mở hoàn toàn.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 9
Công Phú Xuân nằm trên kênh Rạch Đĩa nối hai khu vực Q.7 và H.NHà Bè. Cống được thiết kế có 2 cửa van nằm dưới mặt nước. Mỗi cửa van nặng 300 - 400 tấn, chiều cửa dài 40m.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 10
Đến thời điểm hiện tại, cống Phú Xuân sẽ được thi công đóng cọc và gia cố bờ kè Q.7; thi công khung vây; thi công tháp van T2, trụ pin T3.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 12
Cống Phú Xuân nằm song song với cầu Phú Xuân nối Q.7 và H.Nhà Bè.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 13
Cống Cây Khô nằm trên địa bàn H.Nhà Bè và Bình Chánh. Tại đây cũng có 2 khoan cửa van và 1 âu thuyền.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 14
Tiến độ hiện tại ở cống Cây Khô đang thi công chống thấm; dựng khung chống tầng 1,2 và 3; đào đất hố móng...
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 15
Công trình xây dựng âu thuyền ở cống Tân Thuận (ở khu vực giáp ranh Q.4 và 7.
Cận cảnh đại công trường chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM đang thành hình - ảnh 16
Để thực hiện dự án, Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam đã huy động 1.850 cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động, trong đó có hơn 12 chuyên gia nước ngoài, cùng với 950 thiết bị máy móc, 67.000 tấn thép.

Các tin khác