Ăn tuốt, uống tuốt

Theo thống kê gần đây, Việt Nam đứng trong top 25 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Nhưng chắc chắn không có một tổ chức nào có thể thống kê được có bao nhiêu lít dược tửu được ngâm và “chui” vào bụng dân nhậu. Đến “người quê ta” còn không biết những cây gì, con gì có thể bỏ vô ngâm rượu… uống, chỉ biết hễ chuộng cái gì thì uống, khoái cái gì thì ăn. Và với món khoái khẩu tiết canh, nhiều người hễ ưa loài nào “vật” luôn đánh tiết canh ăn cho “dẫn rượu”. Ấy gọi là sự ăn tuốt, uống tuốt.

Theo thống kê gần đây, Việt Nam đứng trong top 25 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Nhưng chắc chắn không có một tổ chức nào có thể thống kê được có bao nhiêu lít dược tửu được ngâm và “chui” vào bụng dân nhậu. Đến “người quê ta” còn không biết những cây gì, con gì có thể bỏ vô ngâm rượu… uống, chỉ biết hễ chuộng cái gì thì uống, khoái cái gì thì ăn. Và với món khoái khẩu tiết canh, nhiều người hễ ưa loài nào “vật” luôn đánh tiết canh ăn cho “dẫn rượu”. Ấy gọi là sự ăn tuốt, uống tuốt.

Tiết canh đại bổ?

Một con ngan hơn 2 ký, một rổ rau sống, lạc rang, rồi mắm muối, hạt tiêu, ớt, hành tỏi, chanh… Anh rể rỉ tai tôi: “Cậu có ăn được tiết canh?”. “Vâng, em cứ đại đại đi” - tôi đáp bừa. Một lúc sau 12 bát tiết canh đầy tú hụ được đưa lên, phía trên điểm tô vài lát gan thái mỏng.

Tôi nhìn bát tiết canh ái ngại, miễn cưỡng bảo đứa cháu: “Cưa đôi”. Nhìn 2 nửa bát tiết canh đỏ tươi, nhân ngồn ngộn tôi lè lưỡi còn thằng cháu trai trợn tròn mắt. Ngó sang xung quanh, ai nấy nhồm nhoàm, rồi nâng ly "hai ba… dzô!".

Chuyện đó đâu có lạ. Hàng ngày, hàng giờ, bất kể mùa nào, vùng miền nào, mọi người đều sẵn sàng món tiết canh. Tiết canh cũng có dăm bảy loại. Có người khoái khẩu “con” này, người khác thích “con” kia.

Tôi không biết có bao nhiêu con có thể dùng đánh được tiết canh, chỉ có thể nêu ra đây một số loài dân nhậu thường “vật” chúng đánh tiết canh: lợn, ngan, ngỗng, vịt, ngựa, dê, bê, nhím, chim sẻ, rắn, cua, tôm hùm… Đến như chó, gà khi đánh tiết canh ăn rất tanh và có hại khi ăn tiết sống cũng được một số người “ăn tuốt”.

Tiết canh khi ăn có vị ngọt, giòn, trong dân gian đánh giá là đồ ăn mát. Nhưng tiết canh dễ gây lạnh bụng, đau bụng vì đồ tươi sống, nên thường phải đi kèm với nhiều loại gia vị có tinh dầu cay nóng và đặc biệt là rượu nặng.

Nhà văn Thạch Lam, trong tùy bút Quà Hà Nội, đã điểm những nét chấm phá về món tiết canh lòng lợn thi vị: “Đối với các bà ăn dở và thích của lạ miệng và độc, đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy những bát tiết canh đỏ ối, ngòng ngoèo vài sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa vừa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng giòn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp”.

 

Vì tiết canh là món “khoái khẩu” của nhiều người trên bàn tiệc nên mấy ai quan tâm tới dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh đang hoành hành. Thông tin mầm mống gây bệnh chết người được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải liên tục nhưng cũng chẳng ai quan tâm.

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân nhập viện mắc cúm A/H5N1 do ăn tiết canh ngan, vịt, lợn… nhiễm bệnh. Vì vậy, đây là món ăn cực kỳ mất vệ sinh, là một ổ bệnh với rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho con người.

Khi đem “y tế dự phòng” ra chất vấn việc ăn tiết canh vô tội vạ chẳng khác nào các chiến binh khiếm thính ra đánh trận, thì nhận được những cái loa đồng thanh phát ra: “Cái đồ nhát… chết!”, “Đừng có bới rơm. Đã ai ngoẻo đâu mà sợ!”.

Rồi khi đưa ra “người thực việc thực” chứng minh: "Bên Trung Quốc bắt được một vụ 10 tấn tiết canh có pha thêm formaldehyde giúp tiết canh vịt có thời gian bảo quản dài hơn, tránh bị thối hỏng. Formaldehyde ngấm vào thực phẩm sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí có khả năng gây ung thư. Nhiều người kêu to: Ôi giời, chuyện đó tận bên Trung Quốc, lo gì”.

Dược tửu, tiên tửu

Nói đến món ăn ngon thường phải đi đôi với các loại tửu lạ, càng “độc” càng quý. Anh Cương, trong lần đưa mọi người đi khoe hầm rượu của mình với cả trăm bình ngâm lớn nhỏ, đủ màu sắc, cho biết số rượu này tổng cộng tới 1.200 lít.

- Bằng ấy thôi chỉ như muỗi đốt… inox. Tôi ngâm tới 3.000 lít đủ các loại đấy - một người bạn đi cùng nhìn hầm rượu coi thường. 

- 3.000 lít chắc chỉ ngâm vài ba loại là cùng. Còn tôi ngâm tới 26 thứ, tinh đồ sành điệu - anh Cương “nóng máu”.

Nghe hai người tranh cãi tôi được biết nhiều người cứ “đè” những thứ cây, con nào ăn vào không chết để ngâm rượu. Đếm đi đếm lại cũng không thể kể hết có bao nhiêu loại ngâm được. Nào là rượu ngâm sâm, rắn, tay gấu, mật gấu, cao hổ cốt, cao trăn, cao khỉ, mật bò tót, cao ngựa bạch, nhung hươu, nhộng tằm, ong đất, ong vò vẽ, tằm, sâu chít, dái dê, tắc kè, bìm bịp, rùa, cá ngựa, sao biển, hải sâm, tu hài, đông trùng hạ thảo, vải, nhãn, dâu, táo mèo, mơ, mít, vỏ cam, cây mật gấu, tầm gửi (mọc trên cây gạo), rễ cây, thân và quả cây thuốc phiện, dâm dương hoắc…

Chắc phải người sành rượu, nhà chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này ngồi tính, chứ tôi chỉ là hạng… tép riu, không dám tranh luận.

Anh Cương hào hứng khoe: "Đối với dân nhậu, cứ con gì, cây gì ăn được thì đều bỏ tuốt ngâm rượu, không bổ bộ phận này thì bổ bộ phận kia. Nhưng riêng tớ chuộng 2 loại: dâm dương hoắc và ong… thuốc phiện". Dâm dương hoắc là một loại cây mọc trên núi có nhiều loại như lá to, lá mác, lá hình tim hoặc loại có lông mềm. Đây là những loại cho dê núi ăn để tăng tình dục.

Còn rượu ong, theo anh Cương phải là ong đất, sống ở vùng cây thuốc phiện (anh túc - bây giờ, người ta khoanh thành những khu đất nhỏ, trồng kín đáo trong những hẻm núi cao, rừng sâu). Ong hút mật hoa cây thuốc phiện, kiếm được cả tổ, cắt bỏ phần xác xơ lẫn con già xung quanh, chỉ lấy phần trong, bỏ ngâm rượu thì cứ là tuyệt.

Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Việc dùng rượu thuốc để trị bệnh và bồi bổ "sức mạnh đàn ông" nói riêng, đã có một lịch sử rất lâu đời. Vì vậy uống rượu thuốc dường như đã trở thành "mốt" của nhiều người, không chỉ bình dân, những nhà hàng sang trọng, các quán rượu dân tộc cũng mọc lên như nấm với đủ “tinh túy” quý hiếm của trời đất. Và người uống cũng vô kể từ sinh viên đến quan chức uống để tăng sức khỏe, sống lâu; hay thanh niên và ông lão rủ nhau uống để… tăng cường sinh lực.

Nhiều người ở nhà có vài chục, vài trăm bình rượu ngâm nhưng do không hiểu biết đầy đủ nên tùy tiện theo kiểu “vớ gì ngâm đấy”, “uống gì bổ nấy”. Chính việc thưởng thức một cách vô tội vạ rượu thuốc như hiện nay của người dân, dẫn đến bồi bổ chẳng thấy đâu, ngược lại nhiều khi còn đưa đến những tai họa khôn lường...

Các tin khác