Ám ảnh bạo lực sân cỏ

Nếu so sánh số thẻ phạt với số bàn thắng tại EURO 2012, rõ ràng số người phạm lỗi nhiều hơn hẳn số người lập công. Bạo lực vẫn đe dọa sân cỏ, dù Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) không ngừng kêu gọi tinh thần fair play và đưa ra nhiều quyết định xử phạt nghiêm khắc đối với những cầu thủ có thái độ triệt hạ ác ý đối phương.

Nếu so sánh số thẻ phạt với số bàn thắng tại EURO 2012, rõ ràng số người phạm lỗi nhiều hơn hẳn số người lập công. Bạo lực vẫn đe dọa sân cỏ, dù Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) không ngừng kêu gọi tinh thần fair play và đưa ra nhiều quyết định xử phạt nghiêm khắc đối với những cầu thủ có thái độ triệt hạ ác ý đối phương.

Trong 4 trận đấu của đội tuyển Anh ở EURO 2012, tiền đạo nổi tiếng xứ sở sương mù Wayne Rooney chỉ có thể góp mặt tại 2 trận là trận cuối cùng vòng bảng gặp Ukraine và tứ kết với Italia. Án phạt cấm thi đấu 2 trận đầu do anh nhận thẻ đỏ ở vòng đấu cuối cùng vòng loại EURO 2012 với đội tuyển Montenegro khi chơi rắn quá khích với Miodrag Dzudovic.

Không những thế, UEFA đưa ra mức án cấm 3 trận với Wayne Rooney mặc cho anh gửi lá thư lâm ly xin lỗi. Cũng may, Miodrag Dzudovic đã lên tiếng bãi nại, nên Wayne Rooney chỉ phải làm khán giả 2 trận ở vòng bảng EURO 2012.

Phải chăng bạo lực sân cỏ đang trở thành căn bệnh trầm kha nhất của bóng đá hiện đại? Cách đây nửa thế kỷ, chính vua bóng đá Pele đã đau đớn cảnh tỉnh vấn nạn đau lòng ấy. Sau 2 lần có mặt trong đội tuyển Brazil đoạt chức vô địch World Cup liên tục vào năm 1958 và 1962, Pele đến nước Anh dự World Cup 1966 bằng tất cả niềm hưng phấn.

Thế nhưng, ngay trận ra quân đầu tiên, Pele đã bị hậu vệ Shechev của Bulgaria đốn quỵ phải tập tễnh rời sân. Không thể thi đấu trận thứ 2 gặp Hungary vì chấn thương, Pele được tung vào trận thứ 3 gặp Bồ Đào Nha để mong ngăn nguy cơ thất thủ của Brazil ở ngay vòng bảng.

Đáng tiếc, trước sự đá bóng như đấu võ của hậu vệ Morais phía Bồ Đào Nha, Pele tiếp tục rời sân trên… cáng cứu thương.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Pele phẫn nộ thốt lên: “Bóng đá đã bị bạo lực làm cho dị dạng. Tôi không muốn trở thành một phế nhân vì khát vọng cống hiến tài năng trên sân cỏ”. Phản ứng gay gắt của Pele khiến Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) phải xây dựng và áp dụng luật phạt thẻ vàng, thẻ đỏ cho các giải đấu bắt đầu từ năm 1970.

CĐV Croatia tự làm xấu mình khi ném pháo sáng xuống sân.
CĐV Croatia tự làm xấu mình khi ném pháo sáng xuống sân.

Ngày nay bóng đá nhân loại càng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bóng đá sẽ đánh mất vẻ đẹp của môn thể thao vua nếu bạo lực vẫn leo thang. Danh thủ Stoichkov từng được xem như một huyền thoại của bóng đá Bulgaria, nhưng anh không thể nào rửa vết nhơ bị treo giò 6 tháng.

Năm 1990 khi đang khoác áo câu lạc bộ Barcelona tại giải vô địch Tây Ban Nha, Stoichkov bị trọng tài rút thẻ đỏ đuổi khỏi sân, không kiềm chế được anh đã hung hãn chạy đến đạp thẳng vào chân người cầm còi. Án phạt đối với Stoichkov không hề oan uổng.

Trước khi tiếng còi khai cuộc EURO 2012 vang lên, UEFA đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ nhất để kêu gọi các đội tuyển cùng người hâm mộ chung tay chống nạn phân biệt chủng tộc và hạn chế tối đa vấn nạn bạo lực. Cũng may, khi EURO 2012 đi dần vào hồi kết sự phân biệt chủng tộc vẫn chưa xảy ra, nhưng tình trạng bạo lực chuyển từ trong sân cỏ ra ngoài sân cỏ.

Đáng lo ngại hơn, bạo lực bùng phát tại EURO 2012 lại nhuốm màu sắc chính trị khá phức tạp, đối tượng bạo động lại là cổ động viên của các nước Đông Âu vốn hiền hòa hơn so với những hooligan khét tiếng. Sau màn đánh đấm tưng bừng với các cổ động viên đội tuyển Cộng hòa Séc, các fan của đội tuyển Nga lại xung đột đẫm máu với cổ động viên đội tuyển Ba Lan khiến 34 người bị thương và 184 người bị bắt.

Sau khi chỉ trích nghiêm khắc, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cấp tốc mở nhiều phiên tòa để trừng trị những kẻ quá khích với nhiều án tù treo hoặc tù giam. Ngoài hành vi bạo lực của cổ động viên Nga và Ba Lan, những người hâm mộ bóng đá cũng rất bất bình trước hình ảnh các cổ động viên đội tuyển Croatia ném pháo sáng xuống sân gây rối.

Từ tình trạng bạo lực tại EURO 2012, giới quan sát thực sự lo ngại vấn nạn này sẽ còn tồi tệ hơn khi nước Nga đăng cai World Cup 2018. Sau khi quyết định trừ 6 điểm đối với đội tuyển Nga ở vòng loại EURO 2016, UEFA cũng kiến nghị FIFA phải làm việc với Chính phủ Nga nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, triển khai một số quy định đặc biệt để đảm bảo an ninh trong mùa giải bóng đá năm 2018.

Trong thời gian từ nay đến năm 2018, Nga sẽ còn nhiều việc phải làm để có thể cách cách ly các nhóm cổ động viên quá khích, tránh lặp lại sai lầm trong việc tổ chức các khu fanzone như Ba Lan đã mắc phải.

Các tin khác