Vốn chảy chưa đúng chỗ

Tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng: ổn định hoạt động của hệ thống, loại bỏ yếu tố tiềm ẩn rủi ro gây khủng hoảng thanh khoản, cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng…

Tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng: ổn định hoạt động của hệ thống, loại bỏ yếu tố tiềm ẩn rủi ro gây khủng hoảng thanh khoản, cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng…

Đây là những kết quả có ý nghĩa cơ bản để năm 2014 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc hệ thống NH theo lộ trình, kế hoạch đã đề ra. Trong đó hai yếu tố năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi NHTM cần phải đặc biệt quan tâm và quyết tâm hành động với nỗ lực cao hơn, thực chất và hiệu quả.

Về mặt chủ trương, có thể nói chính sách, đề án tái cơ cấu tổng thể hệ thống NH theo Quyết định 254 của Chính phủ là đầy đủ, từ mục tiêu, lộ trình, đến giải pháp thực hiện; những khó khăn nội tại của hệ thống NH, của từng TCTD đã được các lãnh đạo nhận diện, nhận thức đầy đủ để có kế hoạch, đề án tái cơ cấu cụ thể và đưa ra chiến lược phát triển trong từng giai đoạn. Dưới góc độ quản lý, đây là kết quả quan trọng.

Sau hơn 2 năm từ khi phát tín hiệu tái cơ cấu hệ thống NH đến nay đã giải quyết cơ bản bước đầu được 9 NH yếu kém. Từ bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro, quản trị tài sản, nguyên tắc sử dụng vốn và bản chất vốn thị trường II, cơ cấu nguồn vốn và rủi ro kỳ hạn, đầu tư cho vay… là bài học đắt giá cũng là sự cần thiết đổi mới, phải cơ cấu lại hoạt động của hệ thống NH.

Nhận diện và nhận thức đầy đủ có thể nhìn từ mô hình SCB hợp nhất từ 3 NH đầu tiên ở TPHCM, trên cơ sở khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc sử dụng vốn, cho vay, cơ cấu lại tổ chức, gắn với điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần và những tồn tại hạn chế phát sinh liên quan…

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu quan trọng, để đạt được mục tiêu của đề án tổng thể đã đề ra, đạt được sự thay đổi căn bản về mô hình tăng trưởng (từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu) đòi hỏi mỗi TCTD, cụ thể lãnh đạo tại các TCTD, phải có hành động quyết liệt với quyết tâm cao hơn.

Trong đó 2 yếu tố phải thực hiện được và phải sử dụng hiệu quả, đó là cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Yếu tố năng lực cạnh tranh hội tụ từ nhiều giải pháp, song trước hết để nâng cao năng lực cạnh tranh các TCTD, nhất là các NH nhỏ tăng trưởng quy mô nguồn vốn.

Giải quyết vấn đề này sẽ mang tính khả thi hơn trong điều kiện hiện nay các giải pháp thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phụ thuộc và không thể thực hiện nhanh. Do vậy đòi hỏi sự quyết tâm và hành động quyết liệt từ chính lãnh đạo các NHTM.

Giao dịch tại một NH. Ảnh: LONG THANH

Giao dịch tại một NH. Ảnh: LONG THANH

 Bên cạnh đó, yếu tố nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt chiến lược mà cả trong giai đoạn hiện nay. Bởi nguồn nhân lực quyết định hiệu quả quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động và an toàn trong kinh doanh. Là sức mạnh cạnh tranh mềm trong nền kinh tế hiện đại.

Tăng trưởng chất lượng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ NH hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tái cơ cấu. Hay nói cách khác, chừng nào những tồn tại và hạn chế của mỗi TCTD chưa khắc phục, chưa đổi mới và nâng cao,  NH đó rất khó có thể cạnh tranh, rất khó để hoạt động hiệu quả trong môi trường ngày càng hội nhập sâu hơn, với nền kinh tế thế giới.

Áp lực chỉ có thể được giải quyết, những kỳ vọng chỉ có thể đạt được khi từ nhận thức đến hành động phải được chính những người lãnh đạo, tập thể lãnh đạo và NH quyết tâm thực hiện bằng những hành động cụ thể gắn với những kế hoạch cụ thể theo lộ trình đã đặt ra. 

Các tin khác