Thúc đẩy DNNN thoái vốn NH

Yêu cầu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt trong lĩnh vực NH đã được đưa ra hơn 2 năm nay nhưng quá trình này diễn ra khá chậm. Dự kiến tới đây việc thoái vốn của DNNN tại NH sẽ diễn ra nhanh hơn dưới áp lực Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN.

Yêu cầu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt trong lĩnh vực NH đã được đưa ra hơn 2 năm nay nhưng quá trình này diễn ra khá chậm. Dự kiến tới đây việc thoái vốn của DNNN tại NH sẽ diễn ra nhanh hơn dưới áp lực Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN.

Đến cuối năm 2011, dù thua lỗ, không có khả năng thu xếp vốn để đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, nhưng có đến 21/31 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) có đầu tư ngoài ngành với tổng số vốn lên đến 23.744 tỷ đồng, trong đó 13 DN đầu tư nhiều nhất vào các lĩnh vực được xem tiềm ẩn nhiều rủi ro là tài chính, NH, bảo hiểm, với số tiền hơn 11.403 tỷ đồng.

Tháng 7-2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP ấn định mốc thời gian đến hết năm 2015 các TĐ, TCT phải hoàn thành thoái vốn ở những ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn cao nhất phần vốn nhà nước.

Tháng 3-2014, Chính phủ ban hành tiếp Nghị quyết 15/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, yêu cầu DNNN thoái vốn trước năm 2015, nếu không thực hiện Chính phủ sẽ giao NHTM quốc doanh mua lại phần vốn đó.

Thời gian qua việc thoái vốn diễn ra chậm do cản trở tâm lý. Thí dụ, trước đây công ty mẹ đầu tư cả ngàn tỷ đồng ngoài ngành, nay chỉ thoái vốn vài trăm tỷ đồng (số còn lại do lỗ) nên sẽ phải làm rõ số vốn còn lại ở đâu. Để tránh trách nhiệm, lãnh đạo một số đơn vị không thoái vốn ngay và dây dưa cho đến hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ cho phép DNNN có thể thoái vốn dưới giá trị sổ sách cùng sự kiên quyết của Nghị định 15, nhiều nhận định cho rằng quá trình thoái vốn trong lĩnh vực NH sẽ diễn ra nhanh hơn.

TS. Lê Xuân Nghĩa

Nhìn lại quá trình thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ trong 2 năm qua, cụ thể năm 2012, các DNNN không những không thực hiện thoái vốn mà còn tiếp tục rót 1.228 tỷ đồng vào lĩnh vực NH, như Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM tăng 93 tỷ đồng đầu tư vào một NH tại TPHCM; Tổng công ty Becamex Bình Dương tăng 47 tỷ đồng đầu tư vào BIDV; Saigontourist tăng 24 tỷ đồng đầu tư vào SaigonBank…

Trong năm 2013, các TĐ, TCT mới bắt đầu thực hiện thoái vốn tại các NH nhưng cũng chưa nhiều. Đến nay mới có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán đấu giá theo lô lớn 25,2 triệu cổ phần tại ABBank. Nhưng sau giao dịch này EVN vẫn còn sở hữu hơn 16% cổ phần của ABBank.

Vietnam Airlines từ nắm giữ 20% vốn của Techcombank đã giảm dần và từ cuối năm 2011 chỉ còn nắm giữ hơn 2%. Tháng 6-2013, Vietnam Airlines đã tiến hành thủ tục thoái vốn, chào bán công khai 828.000 trái phiếu chuyển đổi và hơn 24 triệu cổ phần, thu về 369 tỷ đồng...

Hiện nay vẫn có nhiều đơn vị còn vốn đầu tư tại các NHTM, như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang có khoản đầu tư 80 triệu cổ phần, chiếm 20% cổ phần tại NH có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng là OceanBank. PVN cho biết đã lên kế hoạch thoái vốn khá lâu nhưng do chưa tìm được đối tác nên chưa thể hoàn thành, tuy nhiên sẽ tiến hành thoái vốn trước năm 2015.

Trong khi đó, Vinatex vẫn sở hữu vốn tại Navibank; Vinacomin vẫn là cổ đông lớn của SHB; Tập đoàn Bảo Việt có vốn BaoVietBank; VNPT sở hữu vốn tại Maritimebank; Petrolimex hiện là cổ đông lớn nhất, nắm tỷ lệ sở hữu lên tới 40% tại PG Bank.

Dù lên kế hoạch khá lâu nhưng đến nay PVN vẫn chưa tìm được đối tác để thoái vốn tại Ocean Bank. Ảnh: LONG THANH

Dù lên kế hoạch khá lâu nhưng đến nay PVN vẫn chưa
tìm được đối tác để thoái vốn tại Ocean Bank. Ảnh: LONG THANH

Theo các chuyên gia, tới đây các TĐ, TCT sẽ phải ráo riết thoái vốn khỏi NH, bởi theo Nghị quyết 15 nếu trước năm 2015, việc thoái vốn tại các NH của các đơn vị này không hoàn thành sẽ bị buộc bán cho các NHTM quốc doanh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), hoặc quyền đại diện chủ sở hữu tại NH của các TĐ này sẽ chuyển giao cho NHNN. Đây được xem là tối hậu thư đối với DNNN đang có vốn đầu tư tại lĩnh vực tài chính, NH.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, cho biết: “Có ý kiến cho rằng nếu buộc DNNN thoái vốn NH bằng cách giao các NHTM quốc doanh mua lại phần vốn của DNNN tại các NH, tình trạng sở hữu chéo lại càng thêm rối rắm, khó xử lý.

Nhưng theo tôi, NH quốc doanh tham gia mua lại cổ phần sẽ không gây ra vấn đề rối sở hữu chéo, vì khi mua lại sẽ tính toán sao có lợi cho chính đơn vị tham gia và nền kinh tế. Còn mua như thế nào đã có sự giám sát của cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư”. 

Các tin khác