Thiết lập kỷ cương NHTM

Sau một năm tạm hoãn, Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng sẽ được áp dụng vào tháng 6-2014 tới đây. Tuy nhiên, mới đây NHNN đã trình Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong thông tư này. Trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, cho rằng nên giữ nguyên những nguyên tắc đã định từ trước mới có thể lành mạnh hóa, thiết lập lại kỷ cương đối với hệ thống NHTM.

Sau một năm tạm hoãn, Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng sẽ được áp dụng vào tháng 6-2014 tới đây. Tuy nhiên, mới đây NHNN đã trình Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong thông tư này. Trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, cho rằng nên giữ nguyên những nguyên tắc đã định từ trước mới có thể lành mạnh hóa, thiết lập lại kỷ cương đối với hệ thống NHTM.

PHÓNG VIÊN: - Vậy theo ông, áp dụng Thông tư 02 vào tháng 6 tới ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu và tăng tín dụng của hệ thống NHTM?

Vừa rồi, do tín dụng bị nghẽn nên Chính phủ phải sử dụng kênh tăng chi công bằng cách phát hành trái phiếu để kích một phần tổng cầu. Nhưng đó chỉ là một phần chứ không thể nào bung tổng cầu được, vì làm bất cứ điều gì cũng cần tính toán để tránh lạm phát trở lại.

-TS. TRẦN DU LỊCH: - Yêu cầu của NHNN là linh hoạt chính sách tín dụng nhưng không làm tăng nợ xấu, tăng nguy cơ xấu hơn của hệ thống. Ở đây có vấn đề liên quan đến Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tức lành mạnh hóa nhược điểm lớn nhất để lại hậu quả của các NHTM đó là không kiểm soát được dòng tín dụng cho vay.

Một nguyên tắc của tín dụng là NHTM phải giám sát được tiền mình đưa ra. Song tôi thấy trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp chẳng hạn như ngành gỗ, bao bì… bản thân họ tuy có khó khăn nhưng lĩnh vực kinh doanh của họ hoàn toàn không khó khăn. Nhưng họ vay tiền NH không phải đi mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm mà để làm chuyện khác, NH không giám sát được dòng tiền đó và dẫn đến việc bây giờ không đòi được nợ.

Thậm chí có nhiều doanh nghiệp dù đưa hết nhà máy thế chấp cho NH và NH lấy tài sản đó đi bán cũng không đòi đủ nợ, bởi dòng tín dụng đưa ra lớn hơn tài sản đó rất nhiều. Những vấn đề đó, nếu như chúng ta nới lỏng kiểu nào đó, thậm chí nhiều ý kiến nói rằng ngay cả thực hiện Thông tư 02 không phù hợp.

Tôi nghĩ phải xem lại, bởi vì cách nào cũng phải buộc NHTM đi vào kỷ cương, nghiêm chỉnh giám sát dòng tiền và có trách nhiệm đối với dòng tiền mình đưa ra.

Đó là vấn đề NHNN phải nỗ lực, tập trung chỉ đạo, bởi các NHTM hiện nay bên cạnh việc tái cấu trúc, giải quyết nợ xấu còn một nhiệm vụ quan trọng là thiết lập kỷ cương hoạt động của hệ thống mà lâu nay đã mất kỷ cương.

- NHNN vừa trình Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 02. Về vấn đề này, hiện đang có 2 luồng ý kiến, một cho rằng việc áp dụng toàn bộ nội dung Thông tư 02 trong giai đoạn hiện nay sẽ có tác động chưa thuận lợi đối với hệ thống các TCTD và nền kinh tế. Ở chiều ngược lại cho rằng việc chỉnh sửa Thông tư 02 gây ra rủi ro chính sách rất lớn, tạo ra tâm lý ỷ lại ở các NHTM và thực trạng nợ xấu tiếp tục bị che đậy và khó xử lý triệt để, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tái cơ cấu NH. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

- Những nguyên tắc Thông tư 02 định áp dụng từ năm ngoái, kéo dài 1 năm cho đến nay, tôi cho rằng NHNN phải giữ những nguyên tắc đó, không dễ dãi với những nguyên tắc mà họ quy định. Đặc biệt là hệ số an toàn, các vấn đề tính nợ xấu, dự phòng rủi ro, các nhóm nợ.

Chúng ta không được dễ dãi, bởi đây còn là vấn đề thiết lập kỷ cương cho các NHTM chứ không chỉ giải quyết nợ xấu. NHTM nào yếu kém phải hợp nhất, sáp nhập để tái cấu trúc chứ không thể chiều các NHTM, không củng cố được hệ thống.

Tôi muốn nhấn mạnh từ nay đến năm 2015, bên cạnh việc tái cấu trúc, sắp xếp lại hệ thống NH phải làm được nhiệm vụ thiết lập lại kỷ cương hoạt động NHTM. Trong đó trách nhiệm giám sát dòng tiền của NHTM rất lớn, nếu NHTM không có trách nhiệm giám sát thì tự họ gây rủi ro cho người gửi tiền.

Ảnh minh họa: LONG THANH

 Ảnh minh họa: LONG THANH

- Thời gian qua, vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vẫn được nhắc đến nhiều. Trong năm 2014, theo ông cần phải có những giải pháp gì để tiếp tục thực hiện vấn đề này?

- Năm 2013, các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được xác định và nhiệm vụ Chính phủ tập trung điều hành cũng đã xác định trong Nghị quyết 01 từ đầu năm. Chỉ tiêu vĩ mô 2013 mục tiêu chính bao trùm vẫn là tăng cường các yếu tố ổn định vĩ mô chứ không chạy theo mục tiêu tăng trưởng.

Thứ nhất, phải kiềm chế lạm phát chủ động ở mức 6,5-7%, nghĩa là duy trì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như trong năm 2012-2013.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế khoảng 5,8%, nhích hơn năm 2013 nhưng không có đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Thứ ba, để tiếp tục tăng cường các yếu tố ổn định vĩ mô thì phải xử lý những vấn đề đang tồn đọng, đó là vấn đề nợ xấu của các NHTM và tiếp tục chính sách kéo giảm lãi suất, dĩ nhiên dư địa kéo giảm lãi suất không nhiều do lạm phát mục tiêu là 6,5-7%.

Trong chính sách tiền tệ, dư nợ tín dụng phải tăng như NHNN nói là 14%, phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phải có nhiều giải pháp tổng hợp chứ không chỉ riêng vấn đề tín dụng.

Bởi hiện nay những doanh nghiệp có thị trường tốt, có tài chính lành mạnh, tín dụng không phải là vấn đề của họ. Tôi gặp rất nhiều doanh nghiệp như vậy và NH theo chào đón họ. Như vậy tình hình đang ngược lại trước đây, doanh nghiệp không phải cầu lụy NHTM.

Còn những doanh nghiệp đang khó khăn tín dụng lại rơi vào khó khăn cả thị trường chứ không chỉ tín dụng. Vì vậy, không thể nói tổng thể nền kinh tế chỉ có vấn đề tín dụng. Để giải quyết cho nhóm doanh nghiệp khó khăn, các doanh nghiệp tự thân phải giải quyết vấn đề thị trường.

Riêng về tín dụng, những biện pháp hiện nay như chủ trương đối với 5 nhóm ngành được ưu tiên tín dụng gồm nông nghiệp-nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải được thực hiện triệt để, kể cả những biện pháp đặc biệt xử lý về nợ để những doanh nghiệp này vay vốn.

Thí dụ một số doanh nghiệp khó khăn khi thu mua nông sản do lãi suất cao nên thời gian qua nhiều doanh nghiệp thua lỗ, lâm vào tình trạng nợ, bây giờ phải gỡ những nhóm này. Đó là đi vào tháo gỡ khó khăn cụ thể. Song song đó, chúng ta cũng không thể trông chờ nền kinh tế có thể khởi sắc ngay được.

Bởi nếu nóng ruột lúc này, tháo gỡ mọi thứ thì tái lạm phát sẽ trở lại. Vậy nên, mục tiêu duy trì tăng trưởng nhích hơn năm 2013 là phù hợp. Hiện tại chúng ta chưa thể kích mạnh tổng cầu lên.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác