Săn đối tác ngoại

Xu hướng bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại để tăng cường năng lực quản quản trị, tài chính của các NHTM trong nước ngày càng gia tăng. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ cho biết có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu tại các NH nội địa lên tới 49% trong tương lai gần. Nhiều NHTM đang trông chờ cửa thoát này để có thể dễ dàng đàm phán với đối tác ngoại.

Xu hướng bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại để tăng cường năng lực quản quản trị, tài chính của các NHTM trong nước ngày càng gia tăng. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ cho biết có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu tại các NH nội địa lên tới 49% trong tương lai gần. Nhiều NHTM đang trông chờ cửa thoát này để có thể dễ dàng đàm phán với đối tác ngoại.

Xu hướng tìm vốn ngoại

Trong thông báo chính thức về việc cổ đông lớn là Oversea Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) chuyển nhượng cổ phần tại VPBank cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước, lãnh đạo VPBank cho biết đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng tiếp xúc và đang tiến hành thẩm định đầu tư vào VPBank, kỳ vọng sẽ bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài mới trong tương lai để gia tăng vốn chủ sở hữu và các lợi ích khác, thế chỗ cho OCBC.

Bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ là chiến lược riêng của VPBank, mà hiện nay hầu hết các NH đều đang hướng đến mục tiêu này.

SCB đã tiến hành bán nợ xấu để làm sạch bảng cân đối kế toán, điều này giúp NH trong việc tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới và cũng giúp NH có điều kiện để tái cơ cấu.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn,
quyền Tổng giám đốc SCB

Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank, cho biết sau khi tiến hành sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (Pháp), HDBank sẽ tiếp tục tái cơ cấu theo hướng tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài tham gia vào HDBank, tỷ lệ bán cổ phần sẽ tùy thuộc vào đàm phán giữa 2 bên.

Trước đó, Sacombank cho biết trong những tháng đầu năm nay, NH đã tiếp xúc 7 đối tác ngoại và có ý hướng đến đối tác Nhật Bản. Theo dự kiến, Sacombank sẽ hoàn tất các thủ tục bán 20% cổ phần cho đối tác ngoại vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014. Ngoài ra, GPBank cũng đã có thông tin có khả năng bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có một NH của Singapore.

Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, quyền Tổng giám đốc SCB, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là chiến lược của các NH hiện nay. Mở cửa đón nhà đầu tư ngoại sẽ có ảnh hưởng tích cực, bởi hiện nay sức đầu tư trong nước đã yếu nên với lượng tiền mới sẽ giúp khơi dòng ứ đọng của nền kinh tế; các cổ đông nước ngoài tham gia sẽ giúp việc tái cơ cấu bộ máy quản trị, hệ thống quản trị rủi ro, giúp sản phẩm NH tốt hơn rất nhiều. Với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài họ cũng sẽ cam kết những công nghệ kỹ thuật mới, giúp NH đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Ông Hạ Bá Trực, Giám đốc đầu tư HDBank, cho rằng sở dĩ các NH săn bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài vì họ có thể hỗ trợ các NH trong nước tái cơ cấu bằng kinh nghiệm và hoạch định những chiến lược phát triển bền vững hơn.

Trông chờ nới “room”

Xu hướng bán cổ phần cho đối tác ngoại không phải là mới, thực tế đã có nhiều NH tiến hành bán cổ phần cho khối ngoại thành công. Mới đây nhất Mizuho (Nhật Bản) mua 15% vốn cổ phần trị giá 11.818,8 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của VietcomBank; Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần trị giá 743 triệu USD của VietinBank.

Nhiều NHTM cũng đã chọn cho mình các đối tác nước ngoài nhằm tăng năng lực tài chính cũng như quản trị, kỹ thuật, như HSBC sở hữu 20% vốn của Techcombank, MayBank sở hữu 20% vốn của ABBank, Société Générale sở hữu 20% vốn của SeABank...

Thời điểm này, hầu hết các NH đang trông đợi xem Chính phủ có nới “room” tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không, nếu có tối đa bao nhiêu để tính toán bán cổ phần cho các đơn vị ngoại, nhất là các NH thuộc diện yếu.

Sau khi OCBC thoái vốn, VPBank tiếp tục săn đối tác ngoại. Ảnh: LONG THANH
Sau khi OCBC thoái vốn, VPBank tiếp tục săn đối tác ngoại. Ảnh: LONG THANH

Theo tổng giám đốc một NHTMCP có trụ sở tại TPHCM, mức độ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào NH Việt Nam hiện nay tùy thuộc vào 2 yếu tố: Thứ nhất là tỷ lệ sở hữu tại NH, thứ hai nếu các NH duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% (mức tương đối chấp nhận được của hệ thống NH) sẽ tạo được sức hút quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vị này cho biết thời gian qua có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài ngỏ ý làm việc với NH, nhưng do NH chưa có đủ điều kiện cũng như vướng quy định pháp lý về nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài nên chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tác. Trước mắt trong năm nay, NH sẽ tiến hành bán nợ xấu để kéo tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp, trên cơ sở đó cổ phần chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có giá trị cao hơn.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng hiện nay NH nội có xu hướng tìm kiếm đối tác Nhật Bản vì nét tương đồng về văn hóa cũng như các NH Nhật thiên về chiến lược bán lẻ, phù hợp với chiến lược của các NH Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có NH quan tâm đến các đối tác đến từ châu Âu như Đức, Pháp, Thụy Sĩ. Song cho đến nay đối tác châu Âu mua cổ phần của NH nội còn khá khiêm tốn, bởi tỷ lệ sở hữu giới hạn không vượt quá 15-20% vốn NH được đánh giá là quá hẹp, gây e ngại cho nhà đầu tư đến từ châu Âu. Do vậy việc nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng cũng cần tính toán thận trọng, bởi nếu nới quá rộng, sự can thiệp lớn của khối ngoại vào hệ thống tài chính sẽ không phù hợp với mục tiêu thực thi chính sách tiền tệ thông qua NHTM.

Các tin khác