Mở room cứu doanh nghiệp và nợ xấu

Việc NHNN quyết định nới room tăng trưởng tín dụng cho 12 NH với mức tăng  cao nhất lên đến 36% được xem là một quyết định kịp thời, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và hệ thống tài chính hiện nay. Quyết định nới room tín dụng cũng phần nào giảm áp lực nợ xấu khi tổng dư nợ của NH tăng lên.

Việc NHNN quyết định nới room tăng trưởng tín dụng cho 12 NH với mức tăng  cao nhất lên đến 36% được xem là một quyết định kịp thời, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và hệ thống tài chính hiện nay. Quyết định nới room tín dụng cũng phần nào giảm áp lực nợ xấu khi tổng dư nợ của NH tăng lên.

Sau một khoảng thời gian trầm lắng, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi khá rõ. Cùng với đó tín dụng của nền kinh tế cũng tăng lên. Ở một số NH mức tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm cũng khá mạnh. Do vậy, dường như “chiếc áo” tăng trưởng tín dụng mà NHNN áp chung cho hệ thống NH hồi đầu năm đã quá chật đối với một số NH.

Dòng vốn từ nước ngoài, đặc biệt Hoa Kỳ, sẽ đổ mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới. Khi Hiệp định TPP được ký kết thành công, các lĩnh vực như bất động sản tăng lên, vấn đề nợ xấu được giải quyết, công việc của tổ chức VAMC cũng nhẹ gánh hơn. Theo đó các vấn đề liên quan đến NH cũng sẽ được giải quyết và với nhu cầu phát triển mạnh cầu tín dụng đến cuối năm cũng sẽ tăng lên.

Ông Lê Hùng Dũng,
Chủ tịch HĐQT Eximbank

Theo danh sách vừa được NHNN công bố, ngoài 2 NH quốc doanh là Vietcombank và VietinBank được nâng chỉ tiêu tăng trưởng lên 16% từ mức 13% trước đó, phần lớn các NH nhỏ được cấp room khá cao: BaoVietbank tăng 36%, SeAbank, TienPhongBank và  Korea Exchange bank chi nhánh Hà Nội tăng tín dụng ở mức 35%; LienVietPostBank, Techcombank và NH TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam tăng 30%; NamABank tăng 25%,VIBank tăng 20%, NVB tăng 24%, VPBank tăng 18%, SHB tăng 15%.  Như vậy tăng trưởng tín dụng có sự khác nhau giữa hạn mức được cấp phù hợp với từng NH.

Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng phải đi liền với cơ cấu dư nợ phù hợp, nghĩa là tập trung vào chế biến - chế tạo, nông nghiệp, xuất khẩu, các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao. Các NH cũng phải theo dõi chặt chẽ các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và các dự án xây dựng trong dài hạn.

Năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống là 13-15%, nhưng trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế có thể điều chỉnh tăng lên 17%. Với mức tăng trưởng hơn 6% trong nửa đầu năm 2015, mục tiêu tăng trưởng cả năm của NHNN là khá khả thi. Được biết chính sách áp trần tăng trưởng tín dụng được thực hiện năm 2012 do thời điểm này có nhiều NH có tỷ lệ cho vay lên đến 50%, gây nên tình trạng tăng mạnh nợ xấu.

Việc nới room tín dụng cho các NHTM không chỉ hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng, mà còn có thể nhắm đến mục tiêu xử lý nợ xấu. Bởi nếu không phải mất phần lớn các khoản cho vay đã biến thành nợ xấu trong nhiều trường hợp, NH vẫn phải tiếp tục bơm vốn cho doanh nghiệp để tái sản xuất và hy vọng sẽ thu hồi được nợ sau đó.

Khách hàng giao dịch tại NamABank. Ảnh: LONG THANH

Khách hàng giao dịch tại NamABank.  Ảnh: LONG THANH

Chẳng hạn do tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản làm cho nợ của nhiều doanh nghiệp trong ngành này đã thành nợ xấu. Với việc khởi sắc của thị trường bất động sản, các NH sẽ tiếp tục bơm vốn cho doanh nghiệp để hoàn thành dự án để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và trả được nợ.

Tình trạng này diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Chỉ có nới room tín dụng NH mới có thể thực hiện được điều này.

Bên cạnh đó, khi tín dụng tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu cũng sẽ giảm xuống do phần mẫu số tăng lên. Nếu NH được tăng tín dụng được 35% khả năng nợ xấu sẽ giảm xuống dưới 3%, đáp ứng được yếu cầu của NHNN. Với mức tăng trưởng tín dụng được nới rộng, dự báo từ đây đến cuối năm các NH sẽ đẩy mạnh cho vay, bởi trong những tháng đầu năm nhiều NH mới sử dụng được một tỷ lệ nhỏ so với hạn mức được cấp.

Các tin khác