Mở rộng tín dụng kinh tế biển

Hiện nay lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân Việt Nam còn thua xa thế giới và các nước trong khu vực. Các điều kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế. Trong khi việc đánh bắt xa bờ của các nước đã thay tàu gỗ bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn khơi, ngư dân Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tàu gỗ và công nghệ đánh bắt lạc hậu nên hiệu quả mang lại chưa cao. Chính những rủi ro này làm hạn chế việc đầu tư vốn tín dụng cho lĩnh vực khai thác thủy, hải sản của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng.

Hiện nay lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân Việt Nam còn thua xa thế giới và các nước trong khu vực. Các điều kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế. Trong khi việc đánh bắt xa bờ của các nước đã thay tàu gỗ bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn khơi, ngư dân Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tàu gỗ và công nghệ đánh bắt lạc hậu nên hiệu quả mang lại chưa cao. Chính những rủi ro này làm hạn chế việc đầu tư vốn tín dụng cho lĩnh vực khai thác thủy, hải sản của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng.

Rủi ro cho vay

Nghề cá hiện nay được khai thác và đánh bắt chủ yếu bằng tàu cá công suất nhỏ, ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Một trong những nguyên nhân là giá xăng dầu thường tăng cao, ngư trường không ổn định, thiên tai bão tố nhiều, nên các hộ chưa mạnh dạn đầu tư vào đội tàu có công suất lớn để vươn khơi. Đánh bắt nhỏ lại quanh quẩn gần bờ nên ngư trường khai thác ngày càng cạn kiệt.

Bên cạnh đó, việc đánh bắt và hủy diệt nguồn thủy hải sản không có tổ chức, khai thác bừa bãi, một số thủy hải sản quý hiếm gần như bị tuyệt chủng. Một số lớn phương tiện đánh bắt từ nghề truyền thống như đánh lưới cản đường dài, câu cá bò đại dương, câu mực, tự động chuyển sang làm nghề giã cào lộng, mành chụp bằng điện cao áp... mang tính chất hủy diệt tất cả các loại thủy hải sản lớn nhỏ.

Thời gian qua, mô hình bảo hiểm nông nghiệp được Nhà nước đưa ra để góp phần chia sẻ rủi ro với người dân và NH cho vay. Tuy nhiên mới dừng lại ở việc thí điểm trên quy mô hẹp, chưa áp dụng rộng khắp toàn quốc. Hiện tại chương trình đang tạm ngừng do các quy tắc bảo hiểm còn lỏng lẻo, dễ bị trục lợi, các công ty bảo hiểm vì đó cũng thua lỗ nhiều.

Rủi ro nên ngư dân khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đóng mới tàu, trang bị ngư cụ hiện đại khai thác xa bờ; sản phẩm đánh bắt được bị thương lái ép giá vì chính sách tiêu thụ, xuất khẩu chưa tốt. Nếu ngư dân vay được, tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là tàu cá, NH chỉ giữ giấy chứng nhận còn phương tiện giao cho khách hàng sử dụng để khai thác.

Khi phương tiện khai thác vi phạm hải phận bị bắt giữ và thu tàu, thu ngư lưới cụ xem như mất vốn là chắc chắn. Một vấn nạn nữa là tàu đánh bắt xa bờ thường xuyên ở ngư trường xa, neo đậu ở các địa phương ngoài tỉnh, nên khó khăn cho NH cho vay trong việc kiểm tra, quản lý dòng tiền sau khi bán hải sản khai thác được.

Phát mãi tài sản để thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi muốn phát mãi tài sản thế chấp phương tiện tàu cá phải đuợc kéo về bến đậu và có người bảo quản. Hiện nay Agribank đang nhờ sự giúp đỡ của 2 cơ quan Bộ đội Biên Phòng và Cảnh sát biển, nhưng hiện chưa có các văn bản liên ngành để các cơ quan này có trách nhiệm hỗ trợ NH.

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản ven biển chủ yếu theo phương thức truyền thống quảng canh và bán thâm canh, do đầu tư ít và có hiệu quả nhưng năng suất rất thấp. Nguồn nguyên liệu thủy sản không ổn định, do hiện tượng chạy theo lợi nhuận trước mắt nên đổ xô vào nuôi trồng khi có giá cao dẫn đến tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu thủy sản diễn ra thường xuyên.

Các doanh nghiệp thu mua cạnh tranh quyết liệt như tranh mua, tranh bán, không có sự hợp tác với người nuôi trồng dẫn đến ép giá khi thừa. Phát triển tràn lan, không quan tâm đến tính bền vững làm cho môi trường ô nhiễm, không kiểm soát được nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên trên diện rộng gây thiệt hại lớn đối với người sản xuất. Chính vì vậy ngư dân nuôi trồng thủy sản khó khăn trong việc trả nợ NH.

Định hướng tín dụng đầu tư kinh tế biển

Đứng trước những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngư dân, nhưng Agribank căn cứ định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam và kết quả công tác tín dụng thời gian qua đã xác định phương hướng cho vay ngành thủy sản.

Theo đó, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và mở rộng cho vay đối với lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thủy, hải sản.

Đối với nuôi trồng thủy sản, tiếp tục điều tra, khảo sát nắm chắc tình hình nuôi trồng của các chủ nuôi có dư nợ và khách hàng chưa vay NH. Qua đó nắm bắt được các khách hàng đang có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, có năng lực tài chính tốt, có tài sản đảm bảo cho khoản vay và có khả năng trả nợ để tập trung đầu tư vốn.

Ông Phạm Hồng Sơn, đại diện cho Agribank phát biểu đề xuất các kiến nghị tại Hội thảo "Các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển". Ảnh: V. DŨNG

Ông Phạm Hồng Sơn, đại diện cho Agribank phát biểu đề xuất các kiến nghị
tại Hội thảo "Các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển". Ảnh: V. DŨNG

Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, Agribank kết hợp cả đầu tư chế biến nội địa và chế biến xuất khẩu. Trong đó chế biến xuất khẩu phải lựa chọn khách hàng đủ điều kiện, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng quản lý tổ chức sản xuất tốt, có các hợp đồng tiêu thụ ổn định. Từ đó nghiên cứu, tư vấn cho khách hàng trong việc thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu, tránh rủi ro trong khâu thanh toán, đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

Đối với lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy sản, tập trung cho vay nâng cấp phương tiện để nâng cao năng lực khai thác. Theo đó chỉ cho vay mới đối với các phương tiện khai thác có công suất lớn đảm bảo kỹ thuật và an toàn, chủ động phối hợp với chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương để thẩm định về định mức kỹ thuật của tàu cá, đồng thời nắm bắt các chuyến đi biển của con tàu. Khi ký kết hợp đồng tín dụng, các chủ tàu phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay vốn, chấp hành đăng ký, đăng kiểm đúng quy định.

Những đề xuất kiến nghị

Từ thực tế những khó khăn, vướng mắc của ngành thủy sản đã nêu trên, để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam, đồng thời mở rộng quy mô tín dụng đối với ngành thủy sản nói chung, Agribank kiến nghị các bộ, ngành xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các ngư dân trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; xem xét phối hợp đưa ra mô hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản mang lại hiệu quả cao, như đầu tư 100% vốn nhà nước để đóng mới một số tàu vỏ thép với kỹ thuật hiện đại để khai thác thủy hải sản xa bờ và một số tàu vỏ thép công suất lớn làm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cần đưa ra quy hoạch cụ thể đối với ngành thủy sản, chia theo từng lĩnh vực: khai thác và đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ kinh tế biển, hướng sự thống nhất trong quy hoạch chung ngành thủy sản, đảm bảo việc phát triển bền vững theo chiến lược kinh tế biển đặt ra.

Do đặc thù ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản xa bờ tiềm ẩn nhiều rủi ro, Agribank nói riêng và các NHTM nói chung buộc phải xem xét đến các rủi ro có thể xảy ra để yêu cầu ngư dân, doanh nghiệp bổ sung tài sản đảm bảo ngoài tài sản thế chấp là tàu cá hình thành từ vốn vay khi cho vay đóng mới tàu cá.

Cơ chế này đã khiến ngư dân khó tiếp cận vốn vay NH. Do vậy đề nghị các bộ, ngành xây dựng cơ chế đặc thù để NH mạnh dạn cho vay với tài sản thế chấp chỉ là tàu cá hình thành từ vốn vay, từ đó ngư dân có thể mạnh dạn đầu tư những con tàu lớn, đảm bảo về kỹ thuật và thiết kế.

Các tin khác