Hướng đến nền nông nghiệp giá trị cao

(ĐTTCO) - Sự nhập cuộc tích cực, tiên phong với trách nhiệm cao đối với cộng đồng thời gian qua của Agribank - NHTM chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn vì nền nông nghiệp an toàn, bền vững - đã và đang góp phần định hình làn sóng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Quan trọng hơn, nỗ lực gây dựng và bồi đắp văn hóa sản xuất kinh doanh nông nghiệp an toàn của Agribank, đã có sức lan tỏa trong cộng đồng.

(ĐTTCO) - Sự nhập cuộc tích cực, tiên phong với trách nhiệm cao đối với cộng đồng thời gian qua của Agribank - NHTM chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn vì nền nông nghiệp an toàn, bền vững - đã và đang góp phần định hình làn sóng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Quan trọng hơn, nỗ lực gây dựng và bồi đắp văn hóa sản xuất kinh doanh nông nghiệp an toàn của Agribank, đã có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Định hướng vào NNCNC

Nông nghiệp Việt Nam cần chú trọng giá trị hơn là sản lượng thô, không có thương hiệu. Với điều kiện “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, phải phát triển nông nghiệp toàn diện hơn, đầu tư mạnh hơn cho lâm nghiệp, thủy hải sản, không chỉ dựa vào cây lúa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

Tại Hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng 50.000-60.000 tỷ đồng cho phát triển NNCNC với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất. Sau tuyên bố của Thủ tướng, một số doanh nghiệp, tập đoàn, NHTM cũng đã công bố các gói tín dụng cho lĩnh vực này. Trong đó Agribank - NH luôn dành 70% tổng dư nợ đầu tư cho tam nông, chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn ngành NH đầu tư cho lĩnh vực này. Đầu tư cho NNCNC là chủ trương đã được Agribank quan tâm thực hiện trong nhiều năm nay.

 Với gần 30 năm kinh nghiệm đầu tư tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, nơi 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu. Thấu hiểu những thách thức to lớn của nền nông nghiệp từ tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...  trong quá trình họat động, Agribank luôn chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.

Từ nhận thức NNCNC là định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Chính phủ, là giải pháp hữu hiệu để hàng hóa nông sản tránh  được tình trạng “được mùa rớt giá”, có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu với các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài, mở rộng xuất khẩu…, Agribank đã tiên phong thực hiện Quyết định 1050/QĐ-NHNN của NHNN về việc cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Agribank đã và đang góp phần định hình làn sóng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Agribank đã và đang góp phần định hình làn sóng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Tín dụng xanh nông nghiệp sạch

Thực tế, những năm qua Agribank đã triển khai mô hình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, như mô hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi lợn (Hà Nam), mía (Khánh Hòa), ngô (Sơn La)… Đây là những mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp được Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần tham gia nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch, chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Dẫn đầu dòng tín dụng xanh, năm 2016 Agribank “mở đường” cho sự quan tâm và nhập cuộc của toàn xã hội đối với vấn đề phát triển nông nghiệp sạch khi dành gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn. Theo đó, khách hàng sẽ được Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm; miễn phí dịch vụ chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống.

Bên cạnh đó, Agribank đồng hành cùng Chương trình “Nông nghiệp sạch - Cho người Việt Nam, cho Thế giới” phát sóng trên VTV1 nhằm giới thiệu, quảng bá tới khán giả truyền hình trong và ngoài nước các loại nông sản Việt, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc. Qua đó thể hiện sự quan tâm nhập cuộc của Agribank cùng Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và hành động của toàn xã hội, góp sức vì một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

 Agribank làm tròn sứ mệnh tam nông

Năm 2017, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 2,5-2,8%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32-32,5 tỷ USD, đồng thời xác định đây là năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Giai đoạn 2016-2020, ngành nông nghiệp sẽ hướng đến áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu.

Đón bắt xu thế phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Agirbank. Trên cơ sở bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN để điều hành công tác tín dụng đúng hướng, đúng mục tiêu, ưu tiên nguồn vốn hợp lý đảm bảo tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp phù hợp, bền vững, đặc biệt chú trọng ưu tiên đối với chương trình tín dụng xanh.

Hiện tại, Agribank đang tiếp tục nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho tam nông thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp… Đồng thời, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn. Trong đề án tái cơ cấu, Agribank đang tiếp tục đề xuất Thống đốc NHNN cho phép triển khai mô hình NH lưu động để đưa vốn đến tay nông dân thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn.

Với mong muốn góp phần vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng an toàn, bền vững, Agribank rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN cùng các bộ, ngành và chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch triển khai cụ thể với các chương trình này. Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ trong việc kết nối NH với doanh nghiệp và người dân…

Mới đây, Thủ tướng giao NHNN  nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng hạn mức; sửa quy định về tài sản thế chấp, cho phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản là nhà lưới, nhà kính được hình thành trong quá trình đầu tư làm tài sản thế chấp. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của người đứng đầu Chính phủ; cùng sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan; nông dân, người tiêu dùng thay đổi nhận thức…

Agribank hoàn toàn tin tưởng rằng làm tròn sứ mệnh tam nông, chú trọng đầu tư phát triển tín dụng xanh là hướng đi đúng đắn vì tương lai của nền nông nghiệp nước nhà.

Các tin khác