Chuyển hướng ưu tiên DNNVV

Gần đây, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các NH bắt đầu nhận thấy sức mua của thị trường còn yếu, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp (DN) lớn hạn chế, dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản chậm lại nên dòng tín dụng đang có dấu hiệu nghẽn lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH rất lớn. Nếu hỗ trợ, hợp tác DNNVV hoạt động thanh toán và quay vòng tiền mặt sẽ hiệu quả hơn.

Gần đây, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các NH bắt đầu nhận thấy sức mua của thị trường còn yếu, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp (DN) lớn hạn chế, dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản chậm lại nên dòng tín dụng đang có dấu hiệu nghẽn lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH rất lớn. Nếu hỗ trợ, hợp tác DNNVV hoạt động thanh toán và quay vòng tiền mặt sẽ hiệu quả hơn.

Khi Việt Nam hội nhập mạnh với các tổ chức quốc tế, các DNNVV cạnh tranh rất yếu ngay trên thị trường trong nước bởi khả năng tích lũy vốn hạn chế, lạc hậu về công nghệ, lao động trình độ thấp... Trước đây, các NH thường ngại cấp tín dụng cho khu vực này vì khá rủi ro, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Nguyên nhân vì các DNNVV thường không đảm bảo được tài sản thế chấp, nên dù có muốn tiến hành các kế hoạch sản xuất kinh doanh DN cũng không có vốn để thực hiện. Nếu vay được hầu hết nguồn vay ngắn hạn, lãi suất cao hơn so với mặt bằng chung vì mức độ rủi ro của khu vực này cao hơn.

Trong khi đó, nhu cầu của DNNVV là tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp. Vòng lẩn quẩn thiếu vốn khiến các DNNVV không có điều kiện đầu tư mới, nâng cao năng lực sản xuất, nên quy mô tài sản không lớn, khó có được lòng tin từ các NHTM.

Thời gian qua, các NH có nhiều gói giải pháp hỗ trợ nhưng DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn vay chủ yếu là do không đáp ứng đủ hồ sơ giấy tờ. Nhiều DN phản ánh, việc tiếp cận vốn NH rất khó bởi NH luôn đòi hỏi nhiều thủ tục hồ sơ và thời gian thẩm định kéo dài. Một số NH công bố lãi suất cho vay chỉ 8-9%/năm nhưng khi tiến hành thẩm định tài sản xong lại thông báo lãi suất 12-13%/năm. Vì vậy, muốn thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực này, NH và DN nên hợp tác để đạt được 2 mục đích, khơi thông tín dụng cho DN và tăng trưởng tín dụng hiệu quả cho NH.

TS. Trần Du Lịch,
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Để hỗ trợ khu vực này, hồi cuối năm 2013, NH Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ đã ký một hiệp định vay vốn ưu đãi trị giá 50 triệu USD về phát triển DNNVV, nhằm thúc đẩy sự phát triển và năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại Việt Nam. Cùng với chính sách đó, các NHTM trong nước cũng đã mạnh dạn nối bước mở rộng nguồn tín dụng.

Như OceanBank đang hỗ trợ các DNNVV, DN siêu nhỏ cần vốn bổ sung nguồn vốn lưu động, mua nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa dự trữ, thanh toán tiền hàng ứng trước vay với lãi suất ưu đãi 8,5%/năm, cố định trong 3 tháng đầu với hạn mức cấp vốn lên đến 85% tổng số vốn kinh doanh cần bổ sung. SeABank có các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt dành riêng cho các DNNVV và hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền tài trợ lên tới 4.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu từ 8,5%/năm…

Song song đó, nhiều NH cũng phát triển các khối khách hàng DNNVV hay thành lập trung tâm chuyên hỗ trợ DNNVV nhằm kết nối, tư vấn, xác định DNNVV là trọng tâm phát triển trong năm 2014.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, nền kinh tế 2014 đi vào ổn định rất nhiều so với giai đoạn vừa qua nhưng chưa kỳ vọng đột biến trong năm 2014. Song năm 2013, OCB đã có bước đột phá trong hành trình thực hiện chiến lược trở thành NH đa năng, dẫn đầu về dịch vụ NH bán lẻ và DNNVV tại Việt Nam.

Vì vậy, năm nay OCB đặt mục tiêu tổng dư nợ tăng 20% so với 2013, đạt 24.600 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 350 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, OCB định hướng sẽ mở rộng mô hình kinh doanh theo 3 phân khúc khách hàng gồm DN lớn, DNNVV, cá nhân khá giả.

Trong đó, OCB lấy DNNVV và khách hàng cá nhân làm mục tiêu thông qua các giải pháp sáng tạo, giúp khách hàng tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn. Đại diện lãnh đạo VPBank cho biết, năm 2014, trong chiến lược phát triển VPBank tiếp tục tăng vốn lên quy mô lớn hơn, cải tiến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nữa  nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các DNNVV. Để hỗ trợ các DN này, VP Bank đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ tiền gửi, hỗ trợ vốn và tư vấn khách hàng…

Phó tổng giám đốc một NHTMCP cho biết, sau khi cơ cấu lại danh mục các khoản vay, đánh giá tỷ lệ nợ xấu, NH này nhận thấy khu vực DNNVV đang có rất nhiều tiềm năng để khai thác. Hiện NH đang trong xu hướng thực hiện chiến lược tập trung đẩy mạnh cho vay đối với các DNNVV để phân tán rủi ro sau một thời gian dài chỉ tập trung vào các DN lớn và lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, muốn chuyển dòng vốn có thể chảy vào khu vực này, NH chú ý đến nhu cầu của DN, bởi các DNNVV cần vốn nhưng chỉ chịu được mức lãi suất, hình thức thanh toán linh hoạt. Nếu NH áp dụng lãi suất cao sẽ dễ phát sinh nợ xấu và đẩy các DN này vào tình thế khó khăn hơn.

Tuy nhiên, để mạnh dạn triển khai vốn cho các DNNVV, NH đã tiến hành khảo sát nhu cầu của các DN này suốt hơn 1 năm qua để thiết lập mô hình thẩm định định tính thay cho mô hình định lượng mà hệ thống NH vẫn thực hiện. Qua đó, NH sẽ đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của các DNNVV để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp nhất.

Các tin khác