Căng thẳng nợ xấu

Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng trưởng rất chậm do tình hình nợ xấu, nhất là nợ có khả năng mất vốn đang tăng cao, nên buộc NHTM phòng thủ chặt hơn trong cho vay. Mặc dù phía NHNN đã và đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để xử lý nợ xấu, tuy nhiên tiến độ mua nợ xấu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) lại khá chậm. Do vậy NH phải nỗ lực thu hồi nợ và trích lập dự phòng rủi ro là chính để đảm bảo an toàn hoạt động.

Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng trưởng rất chậm do tình hình nợ xấu, nhất là nợ có khả năng mất vốn đang tăng cao, nên buộc NHTM phòng thủ chặt hơn trong cho vay. Mặc dù phía NHNN đã và đang tích cực đẩy mạnh các giải pháp để xử lý nợ xấu, tuy nhiên tiến độ mua nợ xấu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) lại khá chậm. Do vậy NH phải nỗ lực thu hồi nợ và trích lập dự phòng rủi ro là chính để đảm bảo an toàn hoạt động.

Nợ nhóm 5 tăng cao

Theo báo cáo kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH của NHNN, đến ngày 31-7-2014, huy động vốn tăng 6,98% nhưng đầu ra tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013.

Báo cáo không công bố cụ thể tỷ lệ nợ xấu nhưng NHNN cho biết đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng thông qua việc yêu cầu các TCTD tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới; VAMC tiến hành đánh giá, phân loại các khoản nợ xấu đã mua để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Gần đây VAMC có đề cập việc bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên đây cũng là vấn đề khó khăn do nợ xấu chủ yếu là bất động sản, trong khi quy trình thủ tục hành chính giải quyết việc mua bán bất động sản với người nước ngoài rất phức tạp, liên quan nhiều Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản... Nhưng nếu gỡ phải gỡ cả hệ thống bởi hệ thống luật đang chằng chịt, chồng chéo lên nhau.

TS. Trần Du Lịch

Trong khi đó, theo CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC), số liệu dựa trên báo cáo hàng tháng của các NH cho NHNN, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 6 đã đạt mức 4,84% so với mức 4,07% công bố vào cuối tháng 5. Trong mục tiêu những tháng còn lại của năm được đề ra, NHNN cũng xác định phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống.

Tại TPHCM, cơ quan quản lý đánh giá tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn vẫn đang diễn ra phức tạp, có xu hướng tăng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Báo cáo của UBND TPHCM về tình hình triển khai và kết quả thực hiện đề án xử lý nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 vừa gửi NHNN; tính đến cuối tháng 5 trên địa bàn TPHCM có khoảng 46.407 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 4,84% tổng dư nợ.

Trong đó nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 70,51% trong tổng nợ xấu. So với năm 2013, nợ xấu tăng 3,83%, tương đương 1.710 tỷ đồng. Con số này đang gây ra nhiều quan ngại bởi trong 5 tháng qua, ngành NH tại TPHCM đã tiến hành nhiều giải pháp xử lý nợ xấu như thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, khởi kiện ra tòa đối với những khoản nợ khó đòi, trích lập dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC.

Tuy vậy, các NH chỉ mới xử lý được 6.626 tỷ đồng nợ xấu, trong đó bán nợ cho VAMC chỉ được 852 tỷ đồng; thu nợ bằng tiền được 2.041 tỷ đồng; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 1.140 tỷ đồng; bán tài sản đảm bảo để thu nợ được 229 tỷ đồng.

VAMC chưa gỡ được nợ xấu

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu ngành NH gia tăng trong những tháng đầu năm 2014 là do sau khi áp dụng Thông tư 02 và Thông tư 09, quy định về phân loại nợ khó hơn trước. Song song đó, tiến độ mua nợ xấu của VMAC cũng đang chậm đi. Dự kiến năm nay VAMC sẽ mua khoảng 70.000-100.000 tỷ đồng, nhưng theo công bố 6 tháng đầu năm VAMC chỉ mới mua được 11.414 tỷ đồng từ các TCTD.

Khi VAMC được thành lập, thị trường lẫn các NHTM đã kỳ vọng rất lớn vào khả năng mua bán nợ xấu của đơn vị này để xử lý khối nợ xấu tồn đọng. Nhưng từ khi bắt đầu mua nợ đến nay, VAMC mua được 50.721 tỷ đồng nợ xấu, nhưng chỉ mới bán và thu hồi được nợ là 996 tỷ đồng và thực hiện cơ cấu các khoản nợ của các TCTD gồm 112 khách hàng với số tiền 9.071 tỷ đồng.

Một số NH cũng cho biết, việc nhận trái phiếu đặc biệt sau khi bán nợ cho VAMC cũng khá chậm. Để chủ động hơn, trong 6 tháng đầu năm 2014, các NHTM phải tích cực tự xử lý nợ xấu bằng nhiều giải pháp trong đó có tăng trích lập dự phòng rủi ro. Chẳng hạn như Vietcombank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 2.400 tỷ đồng, ABBank trích lập dự phòng 107,64 tỷ đồng khi 6 tháng đầu năm ngoái mức trích lập chỉ 11,54 tỷ đồng, VIB đạt lợi nhuận 598 tỷ đồng nhưng đã trích lập dự phòng đến 447 tỷ đồng…

Năm 2013 được đánh giá là một năm khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH. Nhưng năm 2014 tăng trưởng tín dụng càng khó hơn bởi đến hết tháng 7-2014 tín dụng mới chỉ tăng 3,68% trong khi 7 tháng năm ngoái đã tăng trưởng 5,3%. Nếu như năm ngoái, tín dụng tăng trưởng chậm là do rào cản lãi suất, chính sách, thì những tháng đầu năm nay khó khăn không phải xuất phát từ chính sách mà từ xử lý nợ xấu chưa thông.

Khi nợ xấu còn tồn tại, NH buộc phải phòng thủ, thắt chặt chất lượng tín dụng để đảm bảo an toàn. Dù NHNN có yêu cầu NHTM cho doanh nghiệp có nợ xấu vay để tái cơ cấu, nhưng giả định doanh nghiệp có cơ hội hoạt động tốt, NH khoanh nợ cũ cho vay mới và vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro lớn nên NH cũng không muốn cho vay. Vấn đề tốt nhất để xử lý nợ xấu là món nợ đó phải bán được để họ không phải trích lập dự phòng rủi ro.

Tư vấn cho khách hàng vay vốn. Ảnh: LONG THANH

Tư vấn cho khách hàng vay vốn. Ảnh: LONG THANH

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, những nỗ lực xử lý nợ xấu đến nay cũng chỉ mới là hệ thống NH tự làm, kể cả VAMC cũng là của hệ thống NH, khi chưa có dòng vốn nào bơm vào để xử lý nên rất khó giải quyết. Khi NH đưa tài sản cho VAMC rồi nhận lại trái phiếu đặc biệt, NH phải có nhiệm vụ trích lập dự phòng 20% trên trái phiếu đó.

Điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện NH có lãi, nếu lãi thấp phần này sẽ ăn mòn vào lợi nhuận. Hiện tài sản thế chấp VAMC là bất động sản không có thanh khoản, vì vậy VAMC cũng không có thanh khoản về tài sản để có tiền, đây là vòng lẩn quẩn cần phải tính toán giải pháp có dòng tiền chảy vào nếu thực sự muốn giải quyết nợ xấu, còn như chờ đợi sự khởi sắc của thị trường bất động sản sẽ phải trông chờ rất lâu nữa.

Hơn nữa, hiện nay giá cả của các tài sản thế chấp là giá trị sổ sách, không thực với thực tế, nếu cứ tiếp tục duy trì con số không thực sẽ không giải quyết được nợ xấu. Do vậy vấn đề cần làm kéo nợ xấu về con số thực, ai lỗ phải lỗ, ai lời phải lời một cách minh bạch.

Các tin khác