Bảo lãnh dự án BĐS: Bất ngờ những cái tên

Sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 có liệu lực hơn 1 tháng, trong đó có quy định về việc mua bán nhà hình thành trong tương lai phải được NH bảo lãnh, mới đây NHNN đã công bố danh sách 33 NH đủ điều kiện được bảo lãnh. Như vậy, những NH còn lại không đủ điều kiện để được bảo lãnh hay chưa hoàn thành thủ tục để được NHNN cấp phép? Dù với lý do nào, việc không nằm trong danh sách cũng khiến cho uy tín không ít NH giảm đi ít nhiều.

Sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 có liệu lực hơn 1 tháng, trong đó có quy định về việc mua bán nhà hình thành trong tương lai phải được NH bảo lãnh, mới đây NHNN đã công bố danh sách 33 NH đủ điều kiện được bảo lãnh. Như vậy, những NH còn lại không đủ điều kiện để được bảo lãnh hay chưa hoàn thành thủ tục để được NHNN cấp phép? Dù với lý do nào, việc không nằm trong danh sách cũng khiến cho uy tín không ít NH giảm đi ít nhiều.

Chậm thủ tục hay nằm trong diện xem xét?

Ngay sau khi NHNN công bố danh sách các NHTM có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án BĐS, dư luận khá bất ngờ vì một số NHTM lớn, có thương hiệu lại không có tên trong danh sách này. Đơn cử như OCB đến nay đã ký kết tham gia bảo lãnh các dự án BĐS của doanh nghiệp như Sacomreal, nhưng vẫn vắng tên trong danh sách của NHNN.

Giải thích về sự thiếu vắng này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc của OCB, cho biết lý do chưa có tên vì OCB chậm trễ trong việc bổ sung giấy phép mới và Nghị quyết Hội đồng quản trị. OCB đang bổ sung đầy đủ thủ tục cho NHNN chứ không phải không đủ điều kiện để tham gia bảo lãnh dự án.

Không riêng OCB, theo danh sách công bố của NHNN ngày 12-8-2015, thiếu vắng nhiều NH đã tham gia bảo lãnh nhiều dự án ngay khi Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực. Chẳng hạn như NamAbank, Eximbank, VIB, Sacombank, OCB, Saigonbank và 3 NH vừa bị quốc hữu hóa là CB, OceanBank, GPBank.

Cũng lý do vì chậm trễ trong việc gửi hồ sơ lên NHNN, đại diện Eximbank cho biết NH đang hoàn tất các thủ tục. Và đây cũng là câu trả lời của đại diện các NH khác chưa có tên trong danh sách của NHNN như NamAbank, Sacombank khi trao đổi với báo chí. Theo các NH này, có thể trong nay mai NHNN sẽ công bố danh sách các NH được bảo lãnh BĐS tiếp theo. Đối chiếu theo thông tin thông báo của NHNN, đây là “danh sách các NHTM đủ điều kiện bảo lãnh tại thời điểm công bố”. Do vậy vẫn có thể đây chưa phải là danh sách cuối cùng mà NHNN chấp thuận.

Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 quy định, kể từ thời điểm này, chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, phải được NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai.

Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của NH, là cam kết của NH bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của NH. Theo quy định tại Luật Kinh doanh BĐS, chủ đầu tư có nghĩa vụ ký hợp đồng bảo lãnh với một NHTM để bảo đảm việc hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán hay thuê mua đã được ký kết. Do vậy những NH không nằm trong danh sách của NHNN cũng sẽ mất uy tín.

Vẫn chưa rõ tiêu chí

Ngoài danh sách 33 NHTM đủ điều kiện, cho đến cuối tuần qua NHNN vẫn chưa công bố thêm thông tin nhiều người quan tâm là tiêu chí nào để xét chọn các NH được cho đủ điều kiện hay không. Đến nay chỉ có Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25-6-2015, cũng chỉ quy định NHTM được NHNN cho phép thực hiện hoạt động bảo lãnh tại giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động.

Như vậy, không có các quy định cụ thể về các tiêu chí khác như năng lực tài chính, rủi ro hay nợ xấu… để xét duyệt một NH nào đó có được bảo lãnh hay không.

Sacombank bất ngờ không nằm trong danh sách 33 NHTM được bảo lãnh dự án.

 Sacombank bất ngờ không nằm trong danh sách 33 NHTM được bảo lãnh dự án.

Trong những TCTD không có tên trong danh sách vừa công bố gây bất ngờ là Sacombank, NamAbank, OCB, VIB. Mặc dù đang trong quá trình hoàn tất việc sáp nhập, nhưng Sacombank là NH nằm trong top trên của các NHTM và được đánh giá cao trong các hoạt động tín dụng với năng lực tài chính NH sau sáp nhập dự kiến vốn điều lệ sẽ đạt trên 18.853 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 290.861 tỷ đồng. Tương tự NamAbank, OCB hay VIB là những NH vẫn ưu ái cho vay BĐS.

Chẳng hạn NamAbank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hoàn Cầu về việc hỗ trợ gói vay ưu đãi dành cho khách hàng mua căn hộ cao cấp Diamond Bay Resort II, Nha Trang. Theo đó, khách hàng sẽ được hỗ trợ vay vốn lên tới 70% tổng giá trị căn hộ với lãi suất từ 0% năm đầu tiên, thời gian vay tối đa là 20 năm và thế chấp bằng chính căn hộ mua.

Rõ ràng, có thể thấy dù với lý do nào việc không có tên trong danh sách khiến không ít người đặt câu hỏi về năng lực tài chính thực sự của những NH này. Liệu các NH này chưa bổ sung đủ hồ sơ hay vì một lý do nào khác nên không có tên? Việc được bảo lãnh hay không có lẽ không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của NH nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp BĐS đã trót công bố thông tin hợp tác bảo lãnh với những NH không nằm trong danh sách cũng lo sốt vó tìm đối tác mới. Nhà đầu tư mua nhà của những dự án này cũng có thể cảm thấy không yên tâm.

Việc nhiều người lo ngại cũng có cái lý, bởi nhiều cái tên không nằm trong danh sách nói trên năng lực tài chính “có vấn đề”, như DongABank vừa bị xếp vào diện kiểm soát đặc biệt, hoặc vừa bị quốc hữu hóa như CB, OceanBank, GPBank. Còn Saigonbank nhiều thông tin cho rằng sẽ sáp nhập với Vietcombank.

Các tin khác