Bài toán lợi nhuận?

Nguồn thu nhập chính đóng góp vào tổng lợi nhuận của hầu hết các nhà băng vẫn từ mảng tín dụng. Tuy nhiên khác với trước, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của các NH hiện nay được xem như chiến lược để phát triển các hoạt động dịch vụ đi kèm, gia tăng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận khi chênh lệch giữa lãi suất huy động - cho vay đang dần thu hẹp lại.

Nguồn thu nhập chính đóng góp vào tổng lợi nhuận của hầu hết các nhà băng vẫn từ mảng tín dụng. Tuy nhiên khác với trước, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của các NH hiện nay được xem như chiến lược để phát triển các hoạt động dịch vụ đi kèm, gia tăng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận khi chênh lệch giữa lãi suất huy động - cho vay đang dần thu hẹp lại.

Tín dụng khó, dịch vụ giảm

Trước đây, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận luôn có cơ cấu từ dịch vụ, nhất là trong những năm 2008-2010 khi hoạt động kinh doanh vàng đã đem lại hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận cho vài NH, mảng kinh doanh ngoại hối trong thời điểm này cũng có nhiều NH thu được nguồn lợi nhuận lớn khi tỷ giá biến động, có năm tăng đến 8-9%...

Nhưng từ năm 2012 đến nay, các mảng hoạt động dịch vụ đã bị thu hẹp, không còn mang lại nguồn thu như trước. Vì thế, nguồn thu được trông chờ nhất đối với các NH chỉ từ tín dụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh ngoại hối của nhiều NH không đạt kết quả như mong đợi trong năm qua là do tỷ giá hối đoái đã đi vào ổn định, không còn biến động nhiều như những năm trước.

Một trong những nguyên nhân khiến tín dụng chưa thể tăng trưởng như kỳ vọng là do sức mua của thị trường chưa được cải thiện khiến doanh nghiệp chưa mấy mặn mà sử dụng vốn vay đầu tư, mở rộng sản xuất, cho dù lãi suất cho vay giảm nhiều hơn trước.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, trông chờ vào nguồn thu từ mảng tín dụng cũng không hề dễ dàng. Bởi trước bối cảnh thị trường khó khăn, sức khỏe của doanh nghiệp yếu, muốn tăng trưởng tín dụng không dễ. Đồng thời nguồn thu từ tín dụng giảm do chênh lệch lãi suất co hẹp.

Trong khi đó, nợ xấu vẫn rình rập trước diễn biến sức mua thị trường chưa mấy được cải thiện. Tổng giám đốc một NH cho biết, nếu năm qua không phải trích dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận thu về của NH phải lên đến 600-700 tỷ đồng. Do vậy sau khi trích dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận trước thuế còn lại chỉ bằng phân nửa con số trên. Nói về tăng trưởng tín dụng năm nay, tổng giám đốc NH này kỳ vọng sẽ cải thiện hơn so với năm rồi, nhưng khả năng chưa thể chảy mạnh.

Chênh lệch lãi suất dần thu hẹp

Mặt bằng lãi suất giảm vẫn khó giảm, vốn đang ứ đọng trong NH. Để khơi thông được dòng chảy vốn, người đứng đầu ngành NH, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, có chỉ đạo các NH nên từng bước giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay kể từ quý tới.

Thế nhưng lãi suất huy động khó có thể mạnh tay cắt giảm, nhất là trước xu hướng chứng khoán khởi sắc và nhiều gói kích cầu bất động sản được kỳ vọng ấm lên... Lãnh đạo một NH cho rằng, có thể dễ nhận thấy thực tế hiện nay trần lãi suất huy động 7%/năm, nhưng không ai huy động được nguồn tiền gửi lãi suất này, đó là chưa kể kỳ hạn từ 1 năm trở lên lãi suất đã được thỏa thuận 8-9%/năm.

Đồng thời, ngoài chi phí huy động cao, NH còn phải trả lương, thưởng, khấu hao, trích lập dự phòng rủi ro… thêm khoảng 1-1,5%, cộng với cổ tức mà NH phải trả cho cổ đông. Nếu cho vay ở mức lãi suất phổ biến 10-12%/năm hiện nay, hoạt động tín dụng NH chỉ huề vốn hoặc sau khi trừ tất cả các chi phí NH cũng chỉ còn lại được 0,5-1% lợi nhuận.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Chênh lệch lãi suất thu hẹp, nhưng với hoạt động NH không thể không huy động và không cho vay. Do đó, dù lãi suất cho vay ra đang giảm dần, thậm chí còn về dưới trần huy động áp dụng cho tín dụng bình ổn thị trường và xuất khẩu (lãi suất 6-7%/năm), nhưng các NH cho biết vẫn phải đẩy vốn ra thị trường để giải quyết đầu ra.

Phó tổng giám đốc một NH cho rằng, hoạt động tín dụng trong bối cảnh này rất khó kỳ vọng lợi nhuận vì phải chia sẻ khó khăn cùng với khách hàng. Đó cũng là lý do NH ông đạt mức lợi nhuận khá thấp trong năm rồi, chưa tới 100 tỷ đồng trước thuế so với chỉ tiêu đưa ra ban đầu là hơn 400 tỷ đồng lợi nhuận.

Chủ tịch HĐQT một NH phân trần, nhiều người cho rằng hoạt động của NH vẫn lãi khủng và “ăn” trên lưng doanh nghiệp. Nhưng nếu nhìn vào thực tế tổng tài sản cũng như vốn điều lệ của NH có thể thấy được lãi thu về trong hoạt động rất thấp.

Vì thế tín dụng không phát triển, NH cũng không thể “ngâm” vốn mà phải nỗ lực bằng mọi cách giải ngân để có thể bù đắp chi phí cũng như trả lãi cho khách hàng gửi tiền. Do đó, hiện nay nhiều NH không chỉ đổ tiền vào kênh trái phiếu chính phủ mà còn mạnh tay mua vào tín phiếu NHNN. Theo thống kê, từ ngày 24 đến 28-2, NHNN đã phát hành tới 20.910 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền về. 

Các tin khác