Agribank giới thiệu gói tín dụng DN nông nghiệp

Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp Thực phẩm (Hi-Tech Agro 2013) tổ chức tại TPHCM, chiều 12-12, Agribank phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức Hội thảo các gói tín dụng, dịch vụ dành cho doanh nghiệp ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp Thực phẩm (Hi-Tech Agro 2013) tổ chức tại TPHCM, chiều 12-12, Agribank phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức Hội thảo các gói tín dụng, dịch vụ dành cho doanh nghiệp ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Tại Hội thảo, Agribank đã giới thiệu các chương trình, gói sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm theo định hướng Agribank đầu tư vốn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo chu trình khép kín: từ người sản xuất - thu mua - chế biến - các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa - các doanh nghiệp xuất khẩu.

Việc triển khai các gói sản phẩm đã và đang được thực hiện qua các đầu mối là các doanh nghiệp đầu mối, trọng yếu hoạt động trong các ngành kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu như: cho vay tạm trữ lương thực theo Quyết định 850/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất tối đa 9%/năm; cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm, quy định lãi suất tối đa với ngắn hạn 10%/năm, trung, dài hạn 11%/năm; cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu, quy định lãi suất cho vay tối thiểu 7%/năm; cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư 16/2013/TT-NHNN áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 9%/năm...

Trong những năm trở lại đây, TPHCM đã và đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và hàng xuất khẩu theo hướng công nghệ kỹ thuật cao, có hàm lượng chất xám cao, đưa công nghệ chế biến sản phẩm trong nông nghiệp lên một bước tiến mới, học tập những khoa học kỹ thuật tiên tiến, thành tựu công nghệ cao từ các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của thành phố.

Theo đó, Agribank tập trung nâng cao chất lượng và ổn định nguồn vốn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tín dụng tại thành phố. Trong huy động vốn chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, các nguồn vốn ổn định, hạn chế nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng, chuyển đổi mạnh cơ cấu đầu tư tín dụng, giảm dư nợ cho vay phi sản xuất.

Lượng vốn Agribank cung ứng hàng năm tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản, lương thực, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội…

Tính đến 30-11-2013, trên địa bàn TPHCM, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt 97.585 tỷ đồng, tăng 15,3% so với đầu năm. Tổng dư nợ đạt 70.714 tỷ đồng chiếm thị phần đáng kể trong tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn (8%).

Đối tượng dư nợ tăng tập trung các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tích cực: dư nợ cho vay nông nghiệp-nông thôn đạt 16.137 tỷ đồng, chiếm 22,8% tổng dư nợ (riêng dư nợ cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP đạt 5.379 tỷ đồng, chiếm gần 7,6% tổng dư nợ, cho vay theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt 115 tỷ đồng); dư nợ cho vay thu mua lúa gạo 1.313 tỷ đồng; dư nợ cho vay nuôi, khai thác thủy sản 1.604 tỷ đồng; dư nợ cho vay xuất khẩu 2.572 tỷ đồng…

Đặc biệt, Agribank đã tham gia tích cực các chương trình của thành phố nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Agribank luôn là ngân hàng chủ lực về cho vay các chương trình về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị theo các Quyết định 36/2011 và 13/2013 của UBND thành phố; Agribank đã đầu tư cho vay hầu hết các chương trình, dự án được phê duyệt.

Đến nay, tổng vốn vay đạt 2.164 tỷ đồng với 2.235 dự án của 7.791 doanh nghiệp và hộ sản xuất, qua đó đã góp phần tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động.

Các tin khác