Tìm chiêu độc trong cửa khó

Báo ĐTTC số 404 ra ngày 24-3-2011 mục Chủ điểm - Sự kiện đăng bài: “Thị trường bất động sản - Đối diện thực tế khó khăn” phân tích những khó khăn, đặc biệt về vốn của thị trường trong năm 2011. Chúng tôi nhất trí với những vấn đề bài báo nêu ra. Hiện nay vốn đang là thách thức lớn của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khi Chính phủ quyết định thắt chặt tín dụng. Bị “cắt” kênh cung cấp lớn nhất cộng với những tác động bất lợi từ nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Báo ĐTTC số 404 ra ngày 24-3-2011 mục Chủ điểm - Sự kiện đăng bài: “Thị trường bất động sản - Đối diện thực tế khó khăn” phân tích những khó khăn, đặc biệt về vốn của thị trường trong năm 2011. Chúng tôi nhất trí với những vấn đề bài báo nêu ra. Hiện nay vốn đang là thách thức lớn của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khi Chính phủ quyết định thắt chặt tín dụng. Bị “cắt” kênh cung cấp lớn nhất cộng với những tác động bất lợi từ nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Chỉ chưa đầy 3 tháng, giá thép leo thang tới 4-5 lần, tăng khoảng 2 triệu đồng/tấn và có thể được đẩy lên 22-23 triệu đồng/tấn trong thời gian ngắn. Giá xi măng tăng ngay từ sau Tết Nguyên đán. Giá gạch, ngói, cát… cũng dao động mạnh. Trong khi đó thị trường èo uột, thanh khoản kém, nhiều doanh nghiệp đang bị chôn vốn khi ôm một lượng lớn BĐS chưa bán được; nguồn vốn từ dân bị hạn chế do tác động xấu của kinh tế, do ngân hàng thắt chặt tín dụng… Tất cả yếu tố đó đang đẩy các doanh nghiệp BĐS vào tình thế càng thêm khó. Các dự án chưa xong hạ tầng, sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng hoặc đang trong tình trạng góp vốn sẽ lâm vào thế bí. Bởi lẽ vốn cũng giống như nước, nước không có, lấy đâu ra “sóng”.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên các doanh nghiệp BĐS quay cuồng vì vốn. Dù nhiều doanh nghiệp đã tự tìm cách thích nghi như phát hành trái phiếu, liên kết hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngoài, tăng cường huy động vốn từ dân, các quỹ đầu tư BĐS, quay vòng vốn nhanh... nhưng các biện pháp trên thực sự chưa hiệu quả, bởi ngân hàng vẫn là nguồn cung quan trọng nhất về vốn. Do vậy trong thời điểm này, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực để “ghi điểm” với ngân hàng, vì năm nay các ngân hàng sẽ lựa chọn các dự án chất lượng cao để quyết định cho vay. Điều này buộc các doanh nghiệp BĐS phải chú ý đến chất lượng dự án, chất lượng xây dựng, thiết kế và hướng đến nhu cầu của người sử dụng cuối cùng.

Như vậy, trong khó khăn vẫn có những cơ hội, những thuận lợi khách quan và chủ quan. Thị trường sẽ thực sự khó khăn với những nhà đầu tư, doanh nghiệp thích ăn xổi, lướt sóng. Còn đối với những doanh nghiệp có vốn dài hạn, đầu tư thực chất sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt cũng không đặt hết vào “một cửa” ngân hàng, mà linh hoạt tìm kiếm những phương thức huy động vốn. Chẳng hạn một số doanh nghiệp thay vì trả tiền mặt cho hợp đồng với nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng đã quy ra sản phẩm dự án với giá ưu đãi, sau khi hoàn thiện đối tác có thể kinh doanh những sản phẩm này. Những doanh nghiệp khác tăng vốn bằng cách phát hành bổ sung vốn điều lệ cho một số đối tác chiến lược. Thị trường khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ ra những "độc chiêu" như bán nhà theo… chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Các tin khác