Tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu

(ĐTTCO) - Từ năm 2008, ngày 20-4 hàng năm đã trở thành Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) đã được trao cho nhiều sản phẩm. Nhưng để những thương hiệu đó trở thành niềm tự hào quốc gia, được thế giới biết đến, tạo lợi thế cạnh tranh khi vươn ra thị trường quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm.

(ĐTTCO) - Từ năm 2008, ngày 20-4 hàng năm đã trở thành Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) đã được trao cho nhiều sản phẩm. Nhưng để những thương hiệu đó trở thành niềm tự hào quốc gia, được thế giới biết đến, tạo lợi thế cạnh tranh khi vươn ra thị trường quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tôi được biết, đã từ lâu, những thương hiệu ở nhiều lĩnh vực như Microsoft, IBM, Apple, Google, Facebook... không chỉ là niềm tự hào của người dân Hoa Kỳ mà còn được người tiêu dùng các nước trên thế giới biết đến. Hay như Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia dẫn đầu về đồng hồ với những tên tuổi Rolex, Longin hay Omega. Nước Đức rất giỏi về ô tô. Niềm tự hào của họ là Mercedes, Audi hay BMW… Và quan trọng hơn cả, những thương hiệu trên mang lại những giá trị rất lớn khi tham gia thị trường thế giới. Hiện nay nước ta có hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có một số lĩnh vực có nhiều lợi thế. Vậy nhưng Ngày Thương hiệu năm nay ghi nhận những thông tin rất đáng để suy ngẫm. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được định giá 140 tỷ USD, giảm 32 tỷ USD, tương đương 19% so với năm trước đó. Thậm chí giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thua cả hãng sản xuất điện thoại Apple danh tiếng của Hoa Kỳ, được định giá hơn 170 tỷ USD. Điều đáng buồn, so với cả các nước trong ASEAN, vị trí thương hiệu Việt Nam đang thua nhiều nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp trên Campuchia.

Thực tế này xuất phát từ thực trạng bên cạnh không ít bộ, ngành chưa chú ý nhiều đến vấn đề thương hiệu, vẫn có nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm làm sao bán được hàng hóa nhiều, giá bán có lãi mà không chú ý đến câu chuyện muốn chiếm lĩnh thị trường lâu dài khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) phải có thương hiệu quốc gia, sản phẩm danh tiếng. Tức chỉ cần nhắc đến tên sản phẩm là biết đến quốc gia. Đơn cử, trên bình diện quốc tế, Việt Nam có rất nhiều lợi thế về nông nghiệp. Cụ thể, từ lâu Việt Nam được biết đến là quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil và Thái Lan. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa chúng ta dễ dàng có những thương hiệu riêng về gạo và cà phê. Những sản phẩm này của Việt Nam chưa có những tên tuổi được thế giới biết đến, dù nhiều nước đang mua gạo và cà phê có xuất xứ từ Việt Nam. Và đương nhiên, phần lớn lợi nhuận từ hàng hóa đó thuộc về những nhà kinh doanh biết làm thương hiệu. Thương hiệu không hình thành trên những cánh đồng lúa và những khu vườn cà phê, mà người tiêu dùng lại biết đến những thương hiệu cà phê Starbucks hay Maxwell House lừng danh của Hoa Kỳ… nhiều hơn.

Kể ra những câu chuyện trên để thấy xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ giúp danh tiếng thương mại của Việt Nam được tốt hơn, phát triển kinh tế nhanh hơn như thế nào. Chính vì thế việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia chỉ là sự khởi đầu. Còn việc tạo dựng chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước để phát triển thương hiệu của mình ra thế giới, không ai có thể làm thay doanh nghiệp.

(TPHCM)

Các tin khác