“Sáng kiến” gây phiền hà

Thời gian gần đây, một số cây xăng thuộc Petrolimex Hà Nội đã thí điểm dành riêng 1 cột bơm xăng để bán cho khách hàng theo kiểu đồng giá, 40.000 - 50.000 đồng/lần bơm xăng. Theo đó, khách hàng đến mua xăng vào giờ cao điểm từ 7-9 giờ và 16 giờ 30 đến 18 giờ 30 sẽ được khuyến khích mua theo các “gói” như trên. Phát biểu trên một tờ báo mạng, lãnh đạo của Petrolimex, đơn vị chiếm lĩnh hơn 60% thị phần cung ứng xăng dầu, lý giải: “Vào giờ cao điểm số lượng khách đến mua quá đông nên việc khách mua ít có thể khiến tiến độ bán hàng bị chậm?!”. Cách giải thích này xem ra không ổn chút nào. Đúng là vào giờ cao điểm, nhân viên bán xăng phải làm việc khá vất vả vì lượng khách đổ vào liên tục. Nhưng kinh doanh chịu cực là chuyện đương nhiên, làm gì có chuyện ngồi không vẫn có tiền. Mua ít hay nhiều là quyền của khách hàng, nhân viên cây xăng làm gì có quyền chọn giúp? Vả lại kiểu bán này cũng đâu làm tiến độ bán hàng tăng lên?

Thời gian gần đây, một số cây xăng thuộc Petrolimex Hà Nội đã thí điểm dành riêng 1 cột bơm xăng để bán cho khách hàng theo kiểu đồng giá, 40.000 - 50.000 đồng/lần bơm xăng. Theo đó, khách hàng đến mua xăng vào giờ cao điểm từ 7-9 giờ và 16 giờ 30 đến 18 giờ 30 sẽ được khuyến khích mua theo các “gói” như trên. Phát biểu trên một tờ báo mạng, lãnh đạo của Petrolimex, đơn vị chiếm lĩnh hơn 60% thị phần cung ứng xăng dầu, lý giải: “Vào giờ cao điểm số lượng khách đến mua quá đông nên việc khách mua ít có thể khiến tiến độ bán hàng bị chậm?!”. Cách giải thích này xem ra không ổn chút nào. Đúng là vào giờ cao điểm, nhân viên bán xăng phải làm việc khá vất vả vì lượng khách đổ vào liên tục. Nhưng kinh doanh chịu cực là chuyện đương nhiên, làm gì có chuyện ngồi không vẫn có tiền. Mua ít hay nhiều là quyền của khách hàng, nhân viên cây xăng làm gì có quyền chọn giúp? Vả lại kiểu bán này cũng đâu làm tiến độ bán hàng tăng lên? 

Một nhóm công nhân xây dựng đi qua một trung tâm thương mại bề thế, sang trọng, liệu họ có muốn vào bên trong hay không? Có lẽ rất khó dù thực tế họ có đi vào cũng chẳng ai cấm được. Hay như việc nhiều hàng quán, thấy ô tô hoặc xe tay ga hạng sang thì niềm nở nhưng khi gặp người đi xe thường thường, ăn mặc giản dị lại quay mặt làm ngơ. Rõ ràng người có thu nhập thấp không chỉ gặp rào cản về giá cả (hữu hình) mà còn gặp những ngăn cách rất “hão” như kiểu đẳng cấp, dáng vẻ bên ngoài (vô hình). Và các cây xăng “40.000- 50.000 đồng” cũng đang lập ra những sự xa cách không đáng có với khách hàng của mình. Liệu họ có đảm bảo rằng khi “sáng kiến” này được triển khai, một sinh viên đổ xăng 10.000 đồng có được phục vụ giống như người mua 40.000-50.000 đồng? Điều rất dễ thấy tại các cây xăng là thái độ phục vụ rất trịch thượng của nhân viên. Khách đến đổ xăng, trả tiền đẩy đủ (thậm chí dư nếu cây xăng gian lận) nhưng vẫn phải chứng kiến nét mặt cau có khi nhận tiền, những câu nói theo kiểu ra lệnh như “cho xe lại gần đi” hoặc “ra phía sau”.

Một câu hỏi khác cũng cần đặt ra về gói bơm xăng 50.000 đồng/lần căn cứ trên tiêu chí nào? Kiểu bán hàng theo gói này vô tình sẽ góp phần hạ thấp thêm chất lượng phục vụ tại các cây xăng. Theo giải thích từ phía nhà cung cấp đây là mức tiền vừa phải cho một chiếc xe máy loại nhỏ. Nhưng vấn đề còn nằm ở thói quen đổ xăng của người dân. Hiện tại, có rất nhiều xe máy phân khối lớn có bình xăng dung tích lớn, mà đối với những ai có thói quen đi gần hết xăng rồi đổ đầy bình rõ ràng sẽ gặp khó khăn.

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là đưa ra một sản phẩm mới, phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng, thái độ khách hàng, độ phù hợp khi ứng dụng, Petrolimex Hà Nội là một “ông lớn” phải nắm rõ điều này hơn cả. Thật ngặt nghèo cho người tiêu dùng khi giá xăng chưa lên, một số cây xăng đóng cửa không bán, đến khi xăng lên rồi, vẫn lại có những cây xăng không muốn bán.

Các tin khác