Nhiều quy định luật “đá” nhau

LTS: ĐTTC số 433 ra ngày 04- 7- 2011 có bài: “Hiệu lực trong chuyển quyền sở hữu nhà đất – Áp dụng theo Luật Dân sự hay Luật Nhà ở?” của Luật gia Nguyễn Văn Khôi, đề cập đến việc “đá” nhau giữa các văn bản luật. Sau khi báo phát hành, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, nêu thêm nhiều quy định khác hiện cũng “đá” nhau giữa Bộ Luật Dân sự và Luật Đất đai; giữa Luật Nhà ở và Luật Xây dựng. ĐTTC xin giới thiệu ý kiến của một bạn đọc.

LTS: ĐTTC số 433 ra ngày 04- 7- 2011 có bài: “Hiệu lực trong chuyển quyền sở hữu nhà đất – Áp dụng theo Luật Dân sự hay Luật Nhà ở?” của Luật gia Nguyễn Văn Khôi, đề cập đến việc “đá” nhau giữa các văn bản luật. Sau khi báo phát hành, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, nêu thêm nhiều quy định khác hiện cũng “đá” nhau giữa Bộ Luật Dân sự và Luật Đất đai; giữa Luật Nhà ở và Luật Xây dựng. ĐTTC xin giới thiệu ý kiến của một bạn đọc.

15 hay 18 tuổi được giao dịch đất đai?

Theo Điều 108 Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2005, tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên, được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

Điều 109 BLDS quy định: “Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.

Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 146 Nghị định 181 ngày 29- 10- 2004 của Chính phủ (về thi hành Luật Đất đai), quy định: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng, cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình, phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất ký tên, hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật về dân sự”.

Nhưng theo BLDS, thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, quy định về độ tuổi được giao dịch đất đai ở Nghị định 181 (đủ 18 tuổi) đã “đá” với quy định của BLDS (đủ 15 tuổi).

Thực tế hiện nay, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, các cơ quan đều yêu cầu tất cả thành viên trong hộ từ 18 tuổi trở lên ký vào hợp đồng và loại bỏ các thành viên từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, vì cho rằng họ chưa thành niên. Đây là một điều oái oăm: quy định tại một nghị định (văn bản dưới luật) lại loại bỏ quy định rõ ràng tại BLDS.

Nhà ở được bảo hành trong thời gian bao lâu?

Khoản 4, Điều 74 Luật Nhà ở 2005, quy định: “Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: a) Không được ít hơn 60 tháng đối với nhà chung cư từ 9 tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước; b) Không ít hơn 36 tháng đối với nhà chung cư từ 4 đến 8 tầng; c) Không ít hơn 24 tháng đối với nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Trong khi đó, Luật Xây dựng 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại quy định thời gian bảo hành khác với Luật Nhà ở. Khoản 1, Điều 29 Nghị định số 209 ngày 16- 12- 2004 của Chính phủ (về quản lý chất lượng công trình xây dựng), quy định: “Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I; b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại”.

Theo phụ lục thì nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ: cấp đặc biệt có chiều cao 30 tầng hoặc tổng diện tích sàn 15.000m2; cấp I có chiều cao 20 -29 tầng hoặc tổng diện tích sàn  từ 10.000  đến dưới 15.000m2.

Như vậy, thời gian bảo hành nhà ở, công trình xây dựng là bao lâu? Thời gian bảo hành tối đa đối với nhà ở là 36 tháng (theo Luật Nhà ở) hay không ít hơn 12 tháng (theo Nghị định 209 về quản lý chất lượng công trình xây dựng)?

Các tin khác