Moody’s có bất cẩn?

Động thái giảm lãi suất thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào đầu tháng được Moody’s “hiểu” là giảm lãi suất tái cấp vốn. Từ đây, Moody’s - chuyên về phân tích tài chính - đưa ra những nhận định chưa chính xác về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Liệu tổ chức phân tích tài chính tiếng tăm như Moody’s có bất cẩn?

Động thái giảm lãi suất thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào đầu tháng được Moody’s “hiểu” là giảm lãi suất tái cấp vốn. Từ đây, Moody’s - chuyên về phân tích tài chính - đưa ra những nhận định chưa chính xác về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Liệu tổ chức phân tích tài chính tiếng tăm như Moody’s có bất cẩn?

Trong thế giới tài chính, Moody’s cùng với Standar & Poor's và Fitch Ratings được xem là bộ ba “ông lớn” chuyên thực hiện xếp hạng tín dụng, nghiên cứu tài chính quốc tế, các chính sách tài chính cấp chính phủ... Thông tin phân tích của những hãng này đa phần là kim chỉ nam cho khách hàng của họ trong việc hiểu và nắm bắt những vấn đề tài chính trên khắp thế giới.

Thế nhưng, trong bản tin tín dụng hàng tuần của Moody’s xuất bản hôm 11-7 có đăng bài: “Vietnam's Premature Monetary Easing Is Credit Negative” (tạm dịch: Nới lỏng tiền tệ sớm của Việt Nam là tín dụng tiêu cực), do chuyên viên phân tích Christan de Guzman thực hiện.

Bài viết đã nhận định: “Chính phủ Việt Nam đang có sự nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn (refinancing rate) 100 điểm cơ bản, xuống còn 14% vào ngày 4-7. Điều này làm rối trong việc dự báo lạm phát và áp lực nội tệ đi xuống. Điều này cho thấy sự bất lực của nhà chức trách khi đưa ra chính sách này làm tiêu cực về mặt tín dụng”.

Trên thực tế, vào ngày này lãi suất tái cấp vốn không thay đổi, lãi suất thay đổi ở đây chính là lãi suất trên OMO, giảm từ 15% xuống còn 14%. T.S Alan T.Phạm, chuyên gia kinh tế cấp cao Tập đoàn VinaCapital, cho rằng Moody’s đã có sự nhầm lẫn ngớ ngẩn.

Nếu lãi suất tái cấp vốn giảm thật sự lúc đó mới có thể kết luận NHNN đang phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách đang thắt chặt. Giảm lãi suất OMO thực tế chỉ là phản ánh tình trạng thanh khoản đang tốt lên của các ngân hàng thương mại (NHTM).

Do thời hạn vay mượn trên OMO có 7 ngày nên chỉ những NHTM thiếu vốn đột xuất mới phải dùng tới thị trường này. Trong khi NHNN cho vay ở mức 15%, nhưng thanh khoản của các NHTM trong thời gian đó đã cải thiện và một số NHTM đã giao dịch với lãi suất 13-14%, nên NHNN buộc phải giảm lãi suất OMO là điều bình thường.

Thực ra việc tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% hồi cuối năm 2010 lên 15% là nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng và chính sách này đã phát huy tác dụng. NHNN đã từng nói sẽ thay từ “nới lỏng” hay “thắt chặt” bằng “linh hoạt” để điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay.

Các tin khác