Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin xử lý các nghiệp vụ ngân hàng từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại, nhưng việc tạo lập và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ chỉ xây dựng dựa trên giao dịch “mặt đối mặt” giữa khách hàng với chi nhánh và phòng giao dịch.

Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin xử lý các nghiệp vụ ngân hàng từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại, nhưng việc tạo lập và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ chỉ xây dựng dựa trên giao dịch “mặt đối mặt” giữa khách hàng với chi nhánh và phòng giao dịch.

Hệ thống các ngân hàng nước ta đều hoạt động đa năng, với sản phẩm đa dạng và phong phú, nhưng các nghiệp vụ nền tảng, có thứ tự ưu tiên cao vẫn chưa được chú ý, như xử lý trực tuyến, thông tin khách hàng tập trung, hệ thống kế toán chuẩn… Như vậy chúng ta vẫn thiếu một dạng ngân hàng lõi (core banking), là những nghiệp vụ cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và là nền tảng để phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ hiện đại.  

Giai đoạn hiện nay, công nghệ ngân hàng là “điểm tựa” quan trọng và cần thiết cho sự đột phá trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập, việc chậm trễ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đã dẫn đến những hậu quả như: không ứng dụng và phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ; tăng chi phí quản lý dẫn đến giảm sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập; quá tải trong giao dịch khiến thời gian chờ đợi tăng lên; các kênh dịch vụ hạn chế, không thể quản lý các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng; thông tin khách hàng không tập trung, đầy đủ đã ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh.

Đối với TPHCM, hội nhập quốc tế đang đặt ra cho các ngân hàng thương mại (NHTM) những khó khăn, thách thức lớn cần vượt qua.

Thứ nhất, quy mô vốn của các NHTM trên địa bàn TPHCM còn nhỏ, quy mô tín dụng chưa cao, trình độ công nghệ, quản lý còn thấp. Nhóm các NHTM nhà nước tuy chiếm gần 70% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng nhưng tổng số vốn tự có chưa tới 1 tỷ USD. Từng NHTM nhà nước đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu của quốc tế là 8%).

Khối các NHTM cổ phần với 36 đơn vị chỉ chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng. Điều này đã hạn chế việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đổi mới, nâng cấp trang thiết bị tin học. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ chưa đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

Thứ hai, các ngân hàng chưa có sự liên kết đồng bộ trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Một số dịch vụ ngân hàng mới được áp dụng nhưng đối tượng sử dụng còn ít, chưa khai thác hết các tính năng, đặc biệt là nhu cầu và thói quen sử dụng các loại hình dịch vụ mới chưa phổ biến.

Thứ ba, khâu tuyên truyền còn nhiều hạn chế, dẫn đến số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ đó chưa tương xứng với quy mô đầu tư và mong muốn. Thứ tư, thời gian qua, dù công tác đào tạo cán bộ sử dụng dịch vụ ngân hàng đã được quan tâm, nhưng chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp để có thể thực sự làm chủ công nghệ hiện đại.

Để phát triển công nghệ ngân hàng, trước mắt các ngân hàng cần tập trung hoàn thiện đồng bộ giải pháp như: tổ chức, công nghệ, pháp lý, nhân lực theo mô hình hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới.

Trong đó, giải pháp hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng được xác định là nhân tố quan trọng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ bền vững, đủ khả năng phục vụ hoạt động tài chính đa kênh, đa quốc gia.

Các tin khác