Xác định nền tảng phát triển mới

Đối với một quốc gia có nhiều tiềm năng như nước ta, tỷ lệ tăng trưởng GDP 5% năm 2012 không phải là đáng mừng, vì chỉ số này không đủ mạnh để Việt Nam vươn lên tầm phát triển mới. Xét về mặt vĩ mô, năm 2013 nhiều khả năng sẽ là 1 năm tươi sáng hơn so với năm 2012 trong bối cảnh nhu cầu nội địa và quốc tế đang cải thiện và những nỗ lực tháo gỡ khó khăn đã có kết quả bước đầu.

Đối với một quốc gia có nhiều tiềm năng như nước ta, tỷ lệ tăng trưởng GDP 5% năm 2012 không phải là đáng mừng, vì chỉ số này không đủ mạnh để Việt Nam vươn lên tầm phát triển mới. Xét về mặt vĩ mô, năm 2013 nhiều khả năng sẽ là 1 năm tươi sáng hơn so với năm 2012 trong bối cảnh nhu cầu nội địa và quốc tế đang cải thiện và những nỗ lực tháo gỡ khó khăn đã có kết quả bước đầu.

Chuyển động từ nội tại

Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, nước ta đã đạt mức tăng trưởng trung bình 7%/năm.

Đó là nhờ vào những nỗ lực cải cách như tăng cường quyền sở hữu tài sản, tự do hóa thị trường và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, đã nâng cao năng lực sản xuất một cách đáng kể ở những năm 1990.

Năm 2012 vẫn để lại một vài điểm sáng cho nền kinh tế. Xuất khẩu tăng gần 20% dù nhu cầu từ bên ngoài vẫn còn yếu. Thặng dư thương mại đã xuất hiện. Nhật Bản tăng đầu tư, phản ánh Việt Nam vẫn là quốc gia có nguồn nhân lực và điểm đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, những yếu tố này có được duy trì hay không phụ thuộc mạnh mẽ vào việc quá trình cải tổ được thực hiện nhanh như thế nào.

Nhưng hiện tượng bùng nổ năng lực sản xuất cũng dần chậm lại vào những năm 2000 do đầu tư công tăng đáng kể.

Và đa số các dự án đầu tư công lại nhằm vào các doanh nghiệp nhà nước điều hành không hiệu quả, các doanh nghiệp này sau đó tiếp tục cần nguồn vốn dồi dào để bao cấp cho các hoạt động của mình.

Điều đó đã làm tỷ lệ tăng trưởng mạnh trong thập niên trước không thể duy trì và cái giá phải trả là sự không ổn định của kinh tế vĩ mô và năng lực sản xuất thấp hơn.

Chính vì vậy, những hành động của Chính phủ trong năm 2011 và 2012 nhằm ưu tiên tăng trưởng bền vững hơn là tăng trưởng nhanh được đánh giá là dấu hiệu tích cực đối với triển vọng phát triển kinh tế lâu dài.

Thông điệp đầu năm mới 2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra 6 giải pháp: nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường; điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu, kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ; đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Điều này cho thấy Chính phủ rất quyết liệt vực dậy nền kinh tế theo hướng bền vững, tạo nền tảng cho các năm sau.

Do vậy trong năm 2013, những hành động của Chính phủ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi tình hình nợ xấu đang treo lơ lửng cần được giải quyết, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho doanh nghiệp cần được cải thiện.

Nước ta vốn được xem là điểm đến hấp dẫn với thị trường đang phát triển và nguồn lao động giá rẻ, nhưng lại đang tuột hạng trong các bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quan trọng. Mặc dù nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn vốn đăng ký FDI một phần do tình hình trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, nhưng điều đó cũng phản ánh Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh.

Tác động ngoại lai

Khi các ngân hàng cẩn trọng hơn và ưu tiên tín dụng có chất lượng thì bất kỳ việc cho vay mới nào cũng sẽ phụ thuộc vào hồ sơ tín dụng, uy tín của người đi vay. Chính vì vậy sẽ có sự đột phá lớn về tăng trưởng tín dụng trong năm 2013. NHNN dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 12% trong năm 2013 từ mức 8,91% trong năm 2012. 

Hiện nay Chính phủ các nước trên toàn cầu đang làm tất cả những gì có thể để kích cầu nội địa.

Nhật Bản, một thị trường quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, dường như đang chứng kiến những rủi ro bề mặt đối với tăng trưởng kinh tế nhờ vào quan điểm hỗ trợ của Thủ tướng Abe, cũng như chính sách nới lỏng rất xông xáo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Hoa Kỳ cũng gợi ý rằng tình hình bất động sản phục hồi là có thực, có nghĩa lòng tin của người tiêu dùng đang được hỗ trợ (mặc dù vẫn đầy cẩn trọng đối với những lo ngại về vực thẳm tài khóa).

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đang làm những gì có thể để vực dậy nền kinh tế Hoa Kỳ. Trung Quốc đang trên đà phục hồi kinh tế và những khó khăn trong quá trình này có thể được giải quyết bằng chính sách tài khóa.

Các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu, thị trường lớn nhất đối với Việt Nam có lẽ đã ra khỏi đáy khủng hoảng trong quý IV-2012.

Nhu cầu về hệ thống giao thông công cộng nước ta rất lớn lại thiếu nguồn vốn đầu tư, do vậy rất cần môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài. (Trong ảnh: Hệ thống giao thông liên hoàn tại quận 2, TPHCM). Ảnh: C.THĂNG

Nhu cầu về hệ thống giao thông công cộng nước ta rất lớn lại thiếu nguồn vốn
đầu tư, do vậy rất cần môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút vốn và kỹ thuật
nước ngoài. (Trong ảnh: Hệ thống giao thông liên hoàn tại quận 2, TPHCM).
Ảnh: C.THĂNG

Điều này có nghĩa về mặt chi tiêu, nhu cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ cải thiện. Theo đó ngành sản xuất về mặt triển vọng sẽ được lợi từ nhu cầu mạnh hơn từ nước ngoài cũng như lạm phát trong nước được kiềm chế.

Điều này tạo điều kiện cho các nhà sản xuất áp dụng chiến lược giảm giá để kích thích tiêu dùng. Ngành sản xuất dù có một năm 2012 đầy khó khăn vì nhu cầu trong nước giảm sau 2 năm thắt chặt chi tiêu, song năm 2013 người tiêu dùng có  thể nới lỏng việc tiêu xài của mình.

Nguồn vốn đăng ký FDI từ Nhật Bản tăng trong năm 2012, có thể là minh chứng rằng quốc gia này đã tăng khả năng sản xuất và nâng cao chuỗi cung ứng giá trị.

Nguồn vốn FDI của Nhật Bản mang giá trị tập trung thương mại hơn là nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á có khuynh hướng xây dựng các khu sản xuất ở nước ngoài như là một chi nhánh của đại bản doanh tại Nhật.

Trong khi đó, đóng góp nguồn vốn FDI lớn nhất vào nước ta đều đến từ châu Á, phản ánh khuynh hướng của các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí, để hướng vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia. 

Tuy nhiên, nước ta có thể làm được nhiều hơn để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ quá trình phát triển. Bởi với những chính sách tài khóa kiềm hãm, cần có thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài để phục hồi đầu tư trong nước vốn đang thiếu.

Chẳng hạn nhu cầu về cơ sở hạ tầng đang rất lớn, từ vấn đề thiếu điện đến hệ thống giao thông công cộng, nên sẽ thu lợi từ kỹ thuật mang tiêu chuẩn thế giới mà các doanh nghiệp nước ngoài mang lại.

Nhưng để làm được điều đó, Việt Nam sẽ cần nâng cao môi trường kinh doanh, tạo ra một môi trường luật pháp rõ ràng hơn. Nếu không thực hiện được điều này, các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Việt Nam chỉ để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, hơn là tận dụng thế mạnh thị trường nội địa năng động. 

Các tin khác