​TP.HCM: giữ xe máy giá cao, giữ ôtô giá thấp

(ĐTTCO) - Từ câu chuyện TP.HCM đang lập lại trật tự lòng lề đường, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương, chia sẻ một góc nhìn về tình trạng thiếu bãi đậu xe ôtô ở TP. ​TP.HCM: giữ xe máy giá cao, giữ ôtô giá thấp

(ĐTTCO) - Từ câu chuyện TP.HCM đang lập lại trật tự lòng lề đường, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương, chia sẻ một góc nhìn về tình trạng thiếu bãi đậu xe ôtô ở TP.
​TP.HCM: giữ xe máy giá cao, giữ ôtô giá thấp

Sau khi Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH14 được thông qua, phí trông giữ xe được chuyển thành giá dịch vụ trông giữ xe, nhưng vẫn do Nhà nước định giá.

Luật này có hiệu lực từ ngày 1-1-2017, cả hai TP Hà Nội và TP.HCM đều đã ban hành quyết định quy định giá dịch vụ giữ xe áp dụng từ thời điểm này. So sánh mức giá quy định ở hai TP, có thể thấy nhiều điều khác biệt.

TP.HCM: giữ xe máy 
giá cao, giữ ôtô giá thấp

Hà Nội phân chia giá giữ xe máy theo địa điểm bên ngoài và bên trong tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại.

“Thật sự sẽ rất khó hiểu tại sao mức giá giữ xe máy tại TP.HCM cao gấp 2,5 lần so với Hà Nội, nhưng mức giá giữ ôtô lại thấp hơn nhiều lần so với Hà Nội? Số liệu thống kê cho thấy thu nhập bình quân đầu người tại TP.HCM là 5.538 USD, cao hơn Hà Nội 1,54 lần vào thời điểm 2015, nếu giá giữ xe ôtô tại TP.HCM chỉ bằng 1/3 tại Hà Nội thì làm sao hạn chế xe cá nhân để giảm tắc đường?

Bên trong tòa nhà có các tiện ích giữ xe như camera theo dõi, thẻ theo dõi, in hóa đơn... nên việc quy định chi phí khác bên ngoài là rất hợp lý. Mức giữ xe theo tháng từ 70.000 - 100.000 đồng tùy vị trí.

Trong khi đó, TP.HCM phân chia giá giữ xe máy theo khu vực: nhóm 1 gồm các trường học, bệnh viện; nhóm 2 gồm chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, trụ sở cơ quan tổ chức; nhóm 3 gồm chung cư hạng I, II, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.

Mức phí nhóm 1 từ 100.000 - 150.000 đồng, nhóm 2 từ 100.000 - 200.000 đồng, nhóm 3 từ 100.000 - 250.000 đồng.

Như vậy, mức giá giữ xe máy theo tháng cấp cao nhất ở TP.HCM cao hơn 2,5 lần so với Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá giữ xe máy theo giờ ban ngày và ban đêm ở hai TP đều như nhau (5.000 và 6.000 đồng/lượt).

Tại khu vực trung tâm TP.HCM ngoài tình trạng người dân đậu xe không phép, một số lòng đường cũng được cho phép đậu xe. Trong ảnh: ôtô đậu dưới lòng đường ở TP.HCM.
Tại khu vực trung tâm TP.HCM ngoài tình trạng người dân đậu xe không phép,
một số lòng đường cũng được cho phép đậu xe. Trong ảnh: ôtô đậu dưới lòng đường ở TP.HCM.

Đối với ôtô, Hà Nội chia các mức giá khác nhau theo lượt và theo tháng rất chi tiết. Đối với gửi xe theo lượt (tối đa không quá 120 phút/lượt), mức phí thay đổi theo địa bàn các quận trung tâm và ngoài trung tâm từ 20.000 - 40.000 đồng cho xe đến 9 chỗ ngồi, từ 25.000 - 50.000 đồng cho xe 10 chỗ ngồi trở lên.

Đối với xe đến 9 chỗ ngồi gửi theo tháng, mức phí gửi tại nơi không có mái che ở khu trung tâm cao nhất là 3.500.000 đồng, thấp nhất là 1.500.000 đồng/tháng. Tại các quận còn lại giá từ 500.000 - 900.000 đồng.

Mức phí gửi bên trong nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng từ 1.800.000 - 3.000.000 đồng/tháng tùy mức độ đầu tư (camera giám sát, quẹt thẻ, in hóa đơn...).

TP.HCM thì quy định đơn giản, chỉ chia theo địa bàn khu vực quận 1, 3, 5 và các quận còn lại. Giá giữ xe từ 10 chỗ trở xuống là 15.000 - 20.000 đồng/lượt và từ 750.000 - 1.000.000 đồng/tháng.

Như vậy, so với TP.HCM, mức giá giữ ôtô đến 9 chỗ ngồi cao nhất tại Hà Nội theo tháng gấp 3,5 lần, theo lượt thì cao gấp đôi.

Khó thu hút đầu tư bãi đậu xe

Công ty cơ khí cầu trục NMC, chuyên cung cấp hệ thống đậu xe tự động để tiết kiệm diện tích xây dựng so với xe tự lái, cho biết công ty có trụ sở tại miền Nam nhưng số hợp đồng cung cấp hệ thống đậu xe ở Hà Nội gấp 3 lần so với TP.HCM. Tức là nhà đầu tư ở Hà Nội quan tâm đến việc đầu tư bãi đậu xe hơn so với TP.HCM.

Cũng theo khảo sát của công ty này, giá giữ xe thực thu của thị trường Hà Nội gần sát với mức quy định giá giữ xe của UBND TP Hà Nội. Trong khi đó, giá giữ ôtô thực thu trên thực tế theo lượt trong các cao ốc ở khu vực quận 1 (TP.HCM) từ 40.000 - 50.000 đồng, theo tháng là 1.700.000 - 3.500.000 đồng tùy vị trí.

Tức là giá giữ xe theo quyết định của UBND TP.HCM chỉ bằng 1/3 đến một nửa giá thị trường. Vấn đề này có thể là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao các nhà đầu tư dự án ở Hà Nội đầu tư cho hệ thống đậu xe tự động nhiều hơn so với TP.HCM.

Mặc dù quyết định của UBND TP.HCM ghi rõ quy định giá giữ xe ôtô không áp dụng đối với các dự án đầu tư bãi đậu xe, nhưng liệu có khả năng các dự án sẽ được phê duyệt mức phí giữ xe bằng với mức quy định của Hà Nội (tức gấp từ 1,8 - 3,5 lần mức quy định của TP.HCM hiện nay) hay không?

Bản chất của việc chuyển từ phí sang giá là để quy định được mềm dẻo hơn, sát với thị trường. Nếu đặt ra mức giá phi thị trường thì không những Nhà nước sẽ thất thu mà kế hoạch mời gọi đầu tư bãi đậu xe trở nên bất khả thi.

Hơn nữa, việc định giá giữ ôtô quá thấp của TP.HCM lại đi ngược với chính sách hạn chế xe cá nhân nhằm giảm tắc đường, đồng thời khó giải quyết tình trạng ôtô đậu tràn lan chiếm lòng lề đường do thiếu bãi giữ xe.

Do vậy, TP.HCM cần nhanh chóng xem xét lại để đưa giá giữ xe về sát giá thị trường như cách làm ở Hà Nội.

Các tin khác