Tính toán kỹ khi đầu tư vào ngành giấy

Giá nguyên liệu thế giới tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng, nhiều dự án đầu tư lớn sản xuất giấy và bột giấy phải tạm dừng do thiếu vốn, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung toàn ngành. ĐTTC đã trao đổi với ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, về vấn đề này. PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, nước ta có tiềm năng về các loại cây nguyên liệu cho sản xuất bột giấy như rơm rạ… nhưng tại sao ngành giấy vẫn “đói” nguyên liệu?

Giá nguyên liệu thế giới tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng, nhiều dự án đầu tư lớn sản xuất giấy và bột giấy phải tạm dừng do thiếu vốn, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung toàn ngành. ĐTTC đã trao đổi với ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, về vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, nước ta có tiềm năng về các loại cây nguyên liệu cho sản xuất bột giấy như rơm rạ… nhưng tại sao ngành giấy vẫn “đói” nguyên liệu?

Ông VŨ NGỌC BẢO: - Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về sản xuất bột giấy, đứng thứ hai về xuất khẩu dăm mảnh cho sản xuất bột (sau Australia). Thế nhưng, điều nghịch lý là hàng chục năm nay chúng ta chưa có thêm dây chuyền sản xuất bột lớn nào được đưa vào sản xuất, trong khi ngành giấy lại phải nhập nguyên liệu với giá cao. Nguyên nhân do vốn đầu tư cho sản xuất bột rất lớn, rất ít các nhà đầu tư trong nước có đủ khả năng. Chính sách của ta cũng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất bột.

Một nước nông nghiệp mạnh về cây lúa nên rơm rạ nhiều, nhưng nguồn nguyên liệu này chưa được sử dụng để sản xuất bột giấy do chưa đánh giá được tính khả thi, trong khi Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể về vấn đề này. Một số dự án sản xuất bột lớn đang triển khai chậm so với kế hoạch vì nhiều lý do.

Đầu tư thiết bị, máy móc ngành giấy cần hợp lý để vừa khai thác tối đa công suất, vừa đảm bảo môi trường. Ảnh: LÃ ANH
Đầu tư thiết bị, máy móc ngành giấy cần hợp lý để vừa khai thác tối đa
công suất, vừa đảm bảo môi trường. Ảnh: LÃ ANH

- Ông nhận định thế nào khi nhiều doanh nghiệp sản xuất công bố lỗ?

- Cũng cần nói thêm rằng, thời gian qua giá bột giấy tăng và giảm đột ngột trong biên độ lớn, khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao đao. Doanh nghiệp đang sản xuất với nguyên liệu giá cao, đột ngột giá bột lao dốc, sản phẩm làm ra buộc phải giảm giá bán, thế là lỗ.

- Cũng cần nói thêm rằng, thời gian qua giá bột giấy tăng và giảm đột ngột trong biên độ lớn, khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao đao. Doanh nghiệp đang sản xuất với nguyên liệu giá cao, đột ngột giá bột lao dốc, sản phẩm làm ra buộc phải giảm giá bán, thế là lỗ.

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận lỗ để giữ khách hàng và ổn định thị trường. Sau một thời gian cầm cự, đến đầu năm 2011, một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa cũng chỉ tăng giá ở mức vừa phải vì cả 2 đơn vị giấy lớn nhất nước là Tổng công ty Giấy Việt Nam và CTCP Tập đoàn Tân Mai vẫn chưa có động thái nào.

Tuy nhiên, bước sang tháng 2, 2 đơn vị trên công bố tăng giá trung bình 10% (Tân Mai) và 5,7% (Tổng công ty Giấy) cho tất cả các loại giấy in, viết.

- Hiện nhiều dự án lớn đang gần như “bất động”. Ông nhận định thế nào về việc này?

- Nhìn toàn diện ngành giấy trong mấy năm gần đây có thể thấy hai khuynh hướng trong đầu tư. Một là những dự án xin đầu tư nhưng chủ yếu để “xí” đất nên việc triển khai rất chậm, đến một lúc nào đó phải ngừng dự án và chuyển mục đích sử dụng đất để kiếm lợi nhuận cao hơn. Hai là một số nhà đầu tư thật sự muốn bỏ vốn làm ăn nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và tình hình khó khăn trong nước nói riêng, đã không thể triển khai được dự án.

Trong số các dự án lớn triển khai từ nhiều năm trước đang bị tắc vì những lý do trên có thể kể đến như dự án Lee & Man ở Hậu Giang; dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam; dự án Nhà máy giấy và bột giấy ở Thanh Hóa; dự án của CTCP Giấy & Bột giấy Incomex, Quảng Nam; dự án của CTCP Giấy Sài Gòn - Bình Định… Ngay cả các dự án đầu tư mới và di dời của Tập đoàn Tân Mai, một trong những đơn vị hàng đầu của ngành giấy Việt Nam, cũng không đúng tiến độ.

- Có một thời kỳ các cụm làng nghề sản xuất giấy phát triển khá mạnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng hiện nay các làng nghề này dường như cũng im hơi lặng tiếng, có phải vì ngành giấy kinh doanh không có lãi?

- Đầu tư vào ngành giấy vẫn là hướng đầu tư sinh lợi lâu dài. Tuy nhiên vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy hay bị “soi” bởi các quy định về bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Đây chính là điều nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc. Vì vậy các cụm làng nghề đầu tư sản xuất giấy với quy mô nhỏ, chủ yếu là thiết bị của Trung Quốc rẻ tiền, không có điều kiện xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường nên sau một thời gian hoạt động buộc phải ngưng sản xuất do gặp sự phản đối của cộng đồng. Chưa kể, giấy của các hộ sản xuất gia đình này không được thị trường ưa chuộng do chất lượng thấp.

Trong điều kiện hiện nay các nhà đầu tư cần cân nhắc quy mô và công nghệ hợp lý để có thể khai thác tối đa công suất và có điều kiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, vì chi phí đầu tư xử lý nước thải khá lớn. Theo tôi công suất bình quân của các nhà máy giấy vào khoảng 50.000 tấn/năm như hiện nay chẳng mấy chốc sẽ lạc hậu.

Vì thế với những dự án lớn đã được duyệt cần cân nhắc ở công suất 200.000 tấn/năm sẽ hiệu quả hơn trong sản xuất cũng như trong xử lý nước thải. Cũng cần lựa chọn công nghệ tiêu hao năng lượng, nước, nguyên liệu ít nhất.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác