Thận trọng điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính đang hoàn thiện biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi năm 2014 với hàng loạt mặt hàng sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, góp ý từ Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc điều chỉnh các mức thuế nào theo kiến nghị của DN, hiệp hội, cần có sự kiểm chứng đầy đủ hơn, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của các chủ thể khác.

Bộ Tài chính đang hoàn thiện biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi năm 2014 với hàng loạt mặt hàng sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, góp ý từ Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc điều chỉnh các mức thuế nào theo kiến nghị của DN, hiệp hội, cần có sự kiểm chứng đầy đủ hơn, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của các chủ thể khác.

DN lợi, nông dân thiệt

Theo dự thảo, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành có 9.556 dòng thuế. Thực hiện cam kết WTO năm 2014 có 393 dòng thuế thuộc diện cắt giảm, trong đó 223 dòng thuế đã có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng mức cam kết WTO, có 170 dòng thuế phải điều chỉnh giảm bằng mức cam kết WTO biểu thuế nhập khẩu ưu đãi phát sinh là 37 mức (nhiều hơn so với năm 2013 là 1 mức thuế suất).

Theo Bộ Tài chính, với việc thực hiện cắt giảm 170 dòng thuế, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi trung bình giảm từ 10,42% xuống còn 10,37%, tương ứng số thu thuế nhập khẩu sẽ giảm 506 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong văn bản góp ý VCCI cho rằng trường hợp điều chỉnh các mức thuế nhập khẩu, xuất khẩu theo kiến nghị của DN, hiệp hội, Bộ Tài chính cần kiểm chứng đầy đủ hơn để sát thực tế.

Cụ thể, về các mặt hàng phân bón NPK hiện nay áp 2 mức thuế suất 0% (nhóm trong nước chưa sản xuất được) và 6% (nhóm trong nước đã sản xuất được), DN đề xuất điều chỉnh về cùng một mức thuế, với giải trình do “việc phân loại 2 nhóm này khó khăn và để bảo hộ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp”.

Dù đồng tình chuyển 2 nhóm này về cùng một mức thuế nhưng theo VCCI cần cân nhắc mức thuế được điều chỉnh. Chẳng hạn, việc tăng mức thuế đối với các sản phẩm phân bón trong nước chưa sản xuất được đồng nghĩa giá các sản phẩm này sẽ tăng lên ít nhất tương ứng với mức thuế tăng (3% hoặc 5%).

Như vậy, trong khi sản xuất phân bón trong nước được lợi không đáng kể từ việc giảm thuế suất (6% xuống 3-5%), người sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp lại bị ảnh hưởng đáng kể từ việc điều chỉnh này. Vì vậy, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc hoặc điều chỉnh tất cả về 0%, hoặc giữ nguyên 2 mức thuế suất như hiện tại.

Chặt chẽ thuế xuất khẩu titan

Theo kiến nghị của Hiệp hội Titan, thuế xuất khẩu titan năm 2014 cần giảm từ 10-30% hiện tại xuống còn 5-25% tùy loại, bởi khai thác titan những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 năm 2011-2012, sản xuất cầm chừng ở mức tối thiểu.

Hiệp hội đề nghị giảm thuế xuất khẩu sản phẩm khoáng sản vì hiện nay các loại thuế, phí, lệ phí đối với các sản phẩm của Việt Nam rất cao. Đặc biệt các sản phẩm khoáng sản xuất khẩu như quặng tinh inmenite thuế xuất khẩu 40% cộng với các loại thuế, phí và lệ phí khác sẽ nâng tổng mức thuế, phí và lệ phí lên trên 50-60% giá bán.

Khai thác titan tại mỏ Suối Nhum (Bình Thuận).

Khai thác titan tại mỏ Suối Nhum (Bình Thuận).

Tuy nhiên, theo VCCI, nhiều thông tin khác cho thấy một bức tranh ngược lại về tình hình sản xuất, xuất khẩu titan. Cụ thể, theo phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, năm 2012 dù lợi nhuận giảm nhẹ nhưng CTCP Khoáng sản Bình Định (BMC) vẫn vượt 12% kế hoạch năm, đạt lãi sau thuế 86,5 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, BMC đạt lãi ròng 42,7 tỷ đồng. CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn là DN lớn nhất trong ngành khoáng sản năm 2012 lãi ròng lên tới 162 tỷ đồng. Do vậy, việc điều chỉnh giảm thuế xuất khẩu đối với một sản phẩm nhạy cảm (nằm trong chính sách chung về việc bảo vệ tài nguyên và hạn chế xuất thô), chỉ dựa trên khó khăn tức thời của ngành là chưa thích hợp.

Theo đánh giá VCCI, những khó khăn của ngành titan thực chất không phải do biến động sản xuất hay thị trường, mà chủ yếu là hệ quả chính sách của Chính phủ liên quan tới việc kiểm soát xuất khẩu loại khoáng sản này.

Nếu các thông tin nói trên là đúng, hệ quả khó khăn của ngành titan trong thời gian gần đây có thể dự đoán được (thậm chí tất yếu) của chính sách đúng đắn nói trên của Chính phủ. Và như vậy không có lý do gì để điều chỉnh thuế suất xuất khẩu của nhóm mặt hàng này.

Các tin khác