Thách thức ngành nông sản

Bên cạnh những lợi ích mang tính lý thuyết về xuất khẩu của một hiệp định thương mại tự do (FTA), ngay từ thời điểm bắt đầu đàm phán, cũng đã có nhiều quan ngại về những nguy cơ có thực từ các cam kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất là ngành sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh những lợi ích mang tính lý thuyết về xuất khẩu của một hiệp định thương mại tự do (FTA), ngay từ thời điểm bắt đầu đàm phán, cũng đã có nhiều quan ngại về những nguy cơ có thực từ các cam kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất là ngành sản xuất nông nghiệp.

Thế khó xuất khẩu

Theo cam kết TPP, Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế quan nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời các nước tham gia TPP cũng phải mở cửa cho nông sản Việt Nam.

Trong khi đó, các nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Cụ thể, với thị trường xuất khẩu, rào cản kỹ thuật của các nước sẽ khắt khe hơn, trong khi năng lực cạnh của Việt Nam không cao nên khó tận dụng lợi ích từ việc giảm thuế quan.

Điều này gây bất lợi cho nông sản nước ta dù thuế suất là 0%, khi một số nước thuộc TPP đang ra sức bảo hộ, hạn chế nhập khẩu nông sản để bảo vệ nền nông nghiệp nước họ: Về thị trường nội địa, do nền nông nghiệp nước ta lạc hậu, thu nhập không cao và nông dân là nhóm dễ bị tổn thương trong hội nhập, nên cần bảo hộ một số lĩnh vực nhất định trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật lĩnh vực này của chúng chưa có hoặc không cao, nên thị trường nội địa sẽ gặp bất lợi.

Trong quá trình đàm phán TPP, phương án tốt hơn cả là đề nghị các nước đối tác phát triển trong TPP có cam kết hỗ trợ kỹ thuật theo các hình thức cụ thể, khả thi và hiệu quả để thực hiện các biện pháp bảo hộ.

Vấn đề TBT (technical barriers to trade - hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (sanitary and phytosanitary measures - biện pháp vệ sinh dịch tễ) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường các nước của nông sản Việt Nam.

Bởi dù thuế quan (nhập khẩu vào các nước) được cắt bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.

Trong khi đàm phán TPP về vấn đề này vẫn chưa giải quyết được vướng mắc trên vì các nội dung đàm phán không đề cập tới việc hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nước TPP, nên các nước vẫn được đơn phương đưa ra các điều kiện SPS, TBT mới, hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Thực tế, đàm phán chỉ xoay quanh vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc như rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại, còn các điều kiện kiểm dịch vẫn giữ nguyên.

Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một số cam kết trong TPP tưởng như không liên quan, nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản nước ta.

Thí dụ, trong dự thảo Chương Sở hữu trí tuệ TPP, phía Hoa Kỳ đề xuất các điều khoản để tăng cường mức độ và thời gian bảo hộ bản quyền sáng chế đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nông nghiệp), thuốc thú y.

Theo đó bảo hộ càng cao giá của sản phẩm càng đắt (vì phải bao gồm cả phí bản quyền). Giá nông hóa phẩm và thuốc thú y càng đắt nên chi phí sản xuất của người nông dân càng lớn, sức cạnh tranh của nông sản vì thế càng giảm.

Các giải pháp bảo hộ

Để đưa ra những đề xuất thích hợp trong xây dựng phương án bảo vệ ngành nông nghiệp nước ta cần có đánh giá đầy đủ về tương quan năng lực cạnh tranh của ngành này với các đối tác TPP, đặt trong bối cảnh các cam kết mở cửa thương mại hiện có của Việt Nam với các nước này. Cụ thể, trong số các nước đàm phán, nước ta đã tham gia các FTA khu vực.

Theo đó, chúng ta đã có cam kết cắt giảm thuế quan xuống bằng 0% theo lộ trình đối với các sản phẩm hàng hóa nói chung và nông nghiệp nói riêng với các nước thành viên đàm phán TPP. Tuy nhiên, trong TPP, Hoa Kỳ, Australia và New Zealand là 3 đối tác đáng lo ngại nhất khi đàm phán và thực hiện cam kết về mở cửa hàng nông sản, đặc biệt với các sản phẩm chăn nuôi. Bởi khả năng cạnh tranh của nước ta trong ngành này tương đối thấp, năng lực sản xuất và công nghệ hạn chế và phải đối mặt thường xuyên với các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong khi đó, chăn nuôi đang là ngành tạo công ăn việc làm cho nông dân, nhóm chiếm tới trên 80% dân số, có thu nhập thấp, không ổn định và trước nay vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình mở cửa thị trường. Vì vậy, đối với nhóm này, trong mọi trường hợp, cần phải có mức độ bảo hộ nhất định.

Thứ nhất, bảo hộ bằng thuế quan: Trong TPP, bảo hộ theo cơ chế này đang gặp thách thức lớn nếu xu hướng đàm phán trong Khung sơ bộ đàm phán TPP nói trên (loại bỏ 100% dòng thuế, kể cả nông sản) không thay đổi trong những vòng đàm phán tới hoặc không có ngoại lệ.

Thứ 2, bảo hộ bằng lộ trình thuế quan: Cách thức bảo hộ này tuy không triệt để (chỉ thực hiện được trong một khoảng thời gian hạn chế) nhưng khả thi trong khuôn khổ TPP. Do đó, cần được tận dụng triệt để cơ chế này cho những mặt hàng nông sản nhạy cảm, đặc biệt là chăn nuôi.

Thứ 3, bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Cách thức bảo hộ này là khả thi nhất nếu như biện pháp thuế quan không thể áp dụng được. Trên thực tế, đây cũng là cơ chế hợp lý hợp tình nên dễ được chấp nhận bởi các đối tác nói chung và đối tác trong TPP nói riêng.

Thứ 4, bảo hộ bằng TBT, SPS: Nhóm biện pháp này, mặc dù được thừa nhận trong WTO và được sử dụng rất phổ biến ở các nước đối tác TPP nhưng lại rất khó thực hiện trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.

Nếu sử dụng biện pháp này sẽ không phân biệt đối xử hàng trong nước và nhập khẩu. Và như vậy nếu tiêu chuẩn quá cao sẽ gây khó cho nông sản nội địa, bởi chúng ta chưa có đủ nguồn nhân lực, phương tiện và kỹ năng để thực hiện việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp này của hàng hóa nhập khẩu.

Các tin khác