100 năm cách mạng tháng 10 NGA

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức

(ĐTTCO) -  Nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới năm nay sẽ long trọng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (7-11-1917 – 7-11-2017) - cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa do giai cấp vô sản tiến hành, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin, đánh đổ chế độ tư sản bóc lột lỗi thời, xây dựng Nhà nước Xô Viết đầu tiên trên thế giới.

(ĐTTCO) -  Nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới năm nay sẽ long trọng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (7-11-1917 – 7-11-2017) - cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa do giai cấp vô sản tiến hành, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin, đánh đổ chế độ tư sản bóc lột lỗi thời, xây dựng Nhà nước Xô Viết đầu tiên trên thế giới.

Thành công của cuộc cách mạng đã mở ra sự kiện lịch sử, đánh dấu sự ra đời của nước Nga Xô Viết - Nhà nước của giai cấp công nông đầu tiên trên thế giới; cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh đối với giai cấp công nhân quốc tế và tầng lớp cần lao bị bóc lột ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.

Ngày 6-11-1917, Lenin cải trang về đến Điện Smolny (Saint-Petersburg, cố đô của đế quốc Nga) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Theo kế hoạch, các đơn vị Cận vệ Đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, các điểm xung yếu quân sự ở cố đô, bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi các bộ trưởng chính quyền lâm thời Nga đang nắm chính quyền trú đóng.

Đêm đó quân khởi nghĩa đã chiếm được các điểm trọng yếu thành phố Saint-Petersburg, bao vây Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 7-11, kế hoạch tấn công bắt đầu, đại bác cả trên bộ lẫn Chiến hạm Rạng Đông trú đóng trên dòng sông Neva được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. 6 giờ chiều, Đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ Tham mưu quân sự chính quyền lâm thời buộc đầu hàng, nếu không sẽ cho Chiến hạm Rạng Đông tấn công.

9 giờ 45 phút tối, Chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công; chiến sĩ Cận vệ Đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra đến 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc, toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt.

Ngay trong đêm 7-11-1917, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II khai mạc tại Điện Smolny, tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Ngay khi cách mạng thành công, Chính phủ Xô Viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc: Các dân tộc được quyền bình đẳng, tự quyết; các dân tộc thiểu số được phát triển tự do; xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội, nam nữ bình đẳng...

Sau đó, Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ III khai mạc, đã thông qua bản “Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột”, trở thành nội dung cơ bản của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô Viết. Đại hội cũng đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô Viết Nga thành Cộng hòa XHCN Xô Viết Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc.

Cách mạng Tháng 10 Nga thắng lợi, đã hình thành Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga phát triển theo con đường CNXH; cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức. Thời gian trôi đi, nhưng nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đều cho rằng Cách mạng Tháng 10 là cuộc cách mạng vĩ đại, diễn ra tất yếu, phù hợp với diễn biến lịch sử. Bởi lẽ, thời điểm đó, sự tồn tại của chế độ Nga hoàng là lỗi thời, bóc lột thậm tệ giai cấp công nông, không tìm được đường hướng phát triển cho đất nước...

Chính trị gia B. Slavin trong bài phát biểu “Cách mạng - Huyền thoại và hiện thực”, cho rằng chính biến tháng 10 là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội - chính trị, đã đưa nhân dân đến sự bình đẳng với mọi tầng lớp trong xã hội; tạo nên sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc...

Năm 1927, trong cuốn sách lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam - “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã nói về cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng 10 - con đường duy nhất đúng đắn, cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thật sự”.

50 năm sau Cách mạng Tháng 10, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước thành công, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1967 Người vẫn phát biểu: “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ, mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang, thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lenin và Cách mạng Tháng 10”.

Cách mạng Tháng 10 Nga mãi mãi soi đường cho Cách mạng Việt Nam, tạo nên sức sống bất diệt và những kinh nghiệm đó luôn được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta. Và tròn 1 thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa của Cách mạng Tháng 10 Nga vẫn còn nguyên giá trị đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Thời gian như dòng nước luôn cuộn trôi, nhiều diễn biến thời cuộc bất thường đã diễn ra, đất nước Nga - nơi sản sinh chiếc nôi Cách mạng Tháng 10, cũng trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi về thể chế chính trị, nhưng đến nay người dân vẫn ghi nhận Cách mạng Tháng 10 năm 1917 là niềm tự hào thiêng liêng, khi người dân nhất tề đứng lên làm cuộc cách mạng long trời thành công, khi nhân dân lao động thực sự làm chủ vận mệnh của mình, bình đẳng và tự quyết.

Chính vì lẽ đó, trong cuộc thăm dò dư luận tiến hành vào đầu năm 2008, Trung tâm phân tích Levada đã đưa ra các số liệu: 57% người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng Cách mạng Tháng 10 Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga; 26% cho rằng cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga; 31% cho rằng Cách mạng Nga đã đem đến sự nhảy vọt về kinh tế và xã hội Nga mà trước đây chưa từng có. Chỉ 16% số người cho rằng Cách mạng Tháng 10 mang lại sự kìm hãm phát triển.

Với ý nguyện - lòng dân nêu trên, ngày 11-4-2009, sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký Đạo luật Liên bang khôi phục ngày Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga hàng năm, bắt đầu triển khai từ năm 2010. Văn kiện này cũng đã được Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua ngay trong năm ấy.

Cách mạng Tháng 10 Nga bất diệt, luôn sống mãi.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 1

Cung điện Kremlin, nơi lưu dấu ấn lịch sử.

 Cung điện Kremlin, nơi lưu dấu ấn lịch sử. Bảo tàng Chiến hạm Rạng Đông hiện đang neo đậu trên sông Neva. Bức tượng V.I. Lenin, lãnh tụ vĩ đại Cách mạng Tháng 10 Nga. Thủ đô Moscow hiện đại ngày nay. Tượng Karl Mark khắc ghi tại Quảng trường Đỏ. Cung điện Mùa Đông ghi dấu chính quyền lâm thời sụp đổ, nước Nga Xô Viết ra đời. Người dân tôn kính, tri ân trước Đài kỷ niệm Chiến sĩ Vệ quốc hy sinh. Công trình kiến trúc Nga kỳ vĩ được bảo tồn xuyên thời gian.

Bảo tàng Chiến hạm Rạng Đông hiện đang neo đậu trên sông Neva.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 3

Bức tượng V.I. Lenin, lãnh tụ vĩ đại Cách mạng Tháng 10 Nga.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 4

Thủ đô Moscow hiện đại ngày nay.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 5

Tượng Karl Mark khắc ghi tại Quảng trường Đỏ.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 6

Cung điện Mùa Đông ghi dấu chính quyền lâm thời sụp đổ, nước Nga Xô Viết ra đời.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 7

Người dân tôn kính, tri ân trước Đài kỷ niệm Chiến sĩ Vệ quốc hy sinh.

Sáng mãi tư tưởng tự do, bình đẳng, giải phóng áp bức ảnh 8

 Công trình kiến trúc Nga kỳ vĩ được bảo tồn xuyên thời gian.

Các tin khác