Sản phẩm điện ảnh: Cần nâng cao tính hiệu quả

Nhiều người thắc mắc sao phim Việt Nam cứ tư nhân làm thì lời mà nhà nước làm thì lỗ. Số lượng phim do Nhà nước bỏ vốn làm ngày càng ít đi, trong khi nhiều năm nay các nhà sản xuất tư nhân bắt đầu bỏ tiền ra làm phim để chiếu rạp rất nhiều. Vậy tính khác biệt trong việc đầu tư làm phim của tư nhân và Nhà nước là gì?

Nhiều người thắc mắc sao phim Việt Nam cứ tư nhân làm thì lời mà nhà nước làm thì lỗ. Số lượng phim do Nhà nước bỏ vốn làm ngày càng ít đi, trong khi nhiều năm nay các nhà sản xuất tư nhân bắt đầu bỏ tiền ra làm phim để chiếu rạp rất nhiều. Vậy tính khác biệt trong việc đầu tư làm phim của tư nhân và Nhà nước là gì?

Khác biệt mục tiêu

Cùng sản xuất phim, nhưng mục tiêu đầu tiên của nhà sản xuất tư nhân là phải thu hồi được vốn và có lời, càng nhiều càng tốt. Bởi họ là doanh nghiệp làm phim, việc thu hồi được vốn là yếu tố sống còn của nhà sản xuất phim tư nhân.

Vì thế nhà sản xuất phim yêu cầu người làm phim phải tìm hiểu xem khán giả yêu thích cái gì, cần cái gì, muốn cái gì… chứ không phải áp đặt cái mình muốn, mình thích, mình biết cho khán giả.

Ngoài ra, nhà sản xuất buộc người làm phim phải có ý thức trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ bộ phim mà yếu tố khán giả, là người sẽ bỏ tiền ra mua vé thưởng thức tác phẩm của mình, phải được coi trọng.

Chính vì cơ quan quản lý nhà nước không đặt yếu tố thu hồi vốn và có lời nên người làm phim bằng tiền của Nhà nước không phải quá bận tâm đến việc thu hồi vốn, dẫn đến việc họ không cần biết khán giả có thích phim của mình không, có chịu bỏ tiền mua vé xem phim không… Việc này đã có Nhà nước chịu. Người làm phim không sợ mất vốn, thiếu trách nhiệm đến hiệu quả cuối cùng sản phẩm mình làm ra.

Nhà sản xuất phim Trúc Thủy, Giám đốc CTCP Nghệ thuật Việt nói: “Tư nhân làm phim giống như đầu tư như các ngành khác. Đầu tiên phải bỏ vốn ra, thu vốn lại, rồi có lời, không thể để lỗ hoài”.

Trong khi đó, làm phim bằng ngân sách của Nhà nước thì định ra trong tháng này hoặc năm này chỉ tiêu có mấy phim (hoặc có mấy kịch bản được duyệt), lãnh đạo hãng phim sẽ phân công và ra quyết định sản xuất. Các hãng phim được giao thực hiện, khi làm xong bộ phim ấy là hoàn thành kế hoạch, còn thu hồi vốn không nằm trong chỉ tiêu của các hãng.

Cách chọn lựa kịch bản của hai bên cũng khác. Kịch bản do nhà sản xuất tư nhân đặt hàng phải bảo đảm những yêu cầu chọn những đề tài nhẹ nhàng mang nặng tính giải trí, dễ hấp dẫn, thu hút khán giả, rồi họ đặt hàng cho tác giả viết.

Còn các hãng phim nhà nước giao cho phòng biên tập (hay phòng kịch bản) viết kịch bản, hoặc mời cộng tác viên đăng ký đề tài rồi viết. Không có sự chủ động như các nhà sản xuất phim tư nhân, được làm những kịch bản do mình muốn.

Những năm gần đây, cứ đến Tết Nguyên đán là khán giả lại được xem nhiều phim truyện Việt Nam như “Công chúa teen và Ngũ hổ tướng”, “Cô dâu đại chiến”, “Khi yêu đừng quay đầu lại”, “Nhật ký Bạch Tuyết”…  đó là điều hay. Nhưng nhiều người nói sẽ hay hơn nếu quanh năm, lúc nào khán giả cũng được xem nhiều phim Việt Nam.

Coi trọng tính nghệ thuật và hiệu quả đầu tư

Nhà nước chú trọng đến những phim có tính chính trị, lịch sử, truyền thống dân tộc, cách mạng... Nhưng khi thực hiện lại ít chú trọng đến việc cho ra đời những tác phẩm có chất lượng cao để đầu tư nhiều thứ, như chất xám, tài năng của những người làm nghệ thuật đúng tầm.

Nhiều năm trước, tại các hãng phim nhà nước, vào cuối năm sản xuất hoàn thành kế hoạch, ban giám đốc và hội đồng nghệ thuật họp lại để xem hết các phim đã sản xuất trong năm rồi đánh giá thang, bậc chất lượng; rồi trả nhuận bút, xếp loại khen thưởng theo những thang, bậc ấy.

Những năm sau này đã không còn cách làm ấy. Nên phim sản xuất ra tốt cũng không ai khen, làng nhàng cũng không ai chê.

Phòng chờ thoáng mát, trang trí ấn tượng cũng là cách để kéo khán giả đến với phim chiếu rạp. Ảnh: LÃ ANH

Phòng chờ thoáng mát, trang trí ấn tượng cũng là
cách để kéo khán giả đến với phim chiếu rạp. Ảnh: LÃ ANH

Các nhà sản xuất tư nhân rất chú trọng đến việc trong phim phải có những yếu tố hấp dẫn, miễn là không vi phạm luật. Theo đó họ yêu cầu đạo diễn phải nghĩ ra những yếu tố hấp dẫn, câu khách, phải có những “ chiêu độc”, những kỹ xảo lạ...

Chọn lựa thời điểm phát hành hay chiếu rộng rãi cũng là một cách bảo đảm doanh thu của nhà sản xuất phim tư nhân. Thông thường họ chú trọng những thời điểm mà khán giả có thể dễ dàng đến rạp coi phim. Và quan trọng nữa là vấn đề quảng cáo, giới thiệu cho bộ phim của mình, để khi phát hành, phát sóng, khán giả biết mà mua vé đi xem.

Nghệ sĩ Nhân dân Thế Anh có thú sưu tầm áp phích phim. Nhà ông là một bảo tàng nho nhỏ trưng bày áp phích phim. Xem những áp phích phim của nghệ sĩ Thế Anh sưu tầm mới thấy áp phích của phim nước ngoài không đẹp xuất sắc cũng mang ý nghĩa độc đáo, giới thiệu rõ ràng chủ đề phim, nhân vật, nội dung, nhằm tạo sự tò mò, lôi cuốn khán giả.

Còn những áp phích phim của phim nhà nước thì xấâu đã đành, nhiều khi chẳng có. Ngày Điện ảnh Việt Nam vừa tổ chức tại TPHCM, có 9 bộ phim truyện nhựa dự thi được chiếu tại các rạp cho khán giả xem, chỉ có phim “Cánh đồng bất tận” là có áp phích. Các phim còn lại, trong đó 5 bộ phim của Nhà nước đều không có áp phích.

Nhiều phim Việt Nam được khán giả khen hay. Nhưng khi chiếu ra rạp doanh thu khoảng hơn 100 triệu đồng. Phim hay, người xem phim khen, nhưng làm sao để khán giả biết đó là phim hay mà đi xem, làm sao kéo khán giả đến rạp?

Áp phích phim không đẹp đã đành, cũng chẳng thể hiện ý tứ gì, chẳng có gì gợi chú ý cho người xem. Trong khi áp phích phim của nước ngoài nhìn vào là thấy ấn tượng, làm người ta muốn xem phim!

Các tin khác