CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG:

Quyết tâm nâng cao chất lượng nền kinh tế

Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế những năm qua thiên về chiều rộng bằng việc dựa vào vốn đầu tư chứ không trên cơ sở năng suất, chất lượng, dựa vào công nghệ tiên tiến. Vì thế, từ năm 2013 phải quyết tâm chuyển dần tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, làm chủ công nghệ mới... Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG nhân dịp đầu Xuân mới Quý Tỵ 2013.

Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế những năm qua thiên về chiều rộng bằng việc dựa vào vốn đầu tư chứ không trên cơ sở năng suất, chất lượng, dựa vào công nghệ tiên tiến. Vì thế, từ năm 2013 phải quyết tâm chuyển dần tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, làm chủ công nghệ mới... Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG nhân dịp đầu Xuân mới Quý Tỵ 2013.

Nhận rõ yếu kém 

Tôi mong đồng chí, đồng bào hãy tiếp tục tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước vững mạnh như yêu cầu của nhân dân.

Sự khoan dung, độ lượng của nhân dân là sự nhắc nhở sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của chúng tôi đối với nhân dân, với nước, với Đảng, với tương lai của đất nước. Chúng tôi quyết không thể nào lơ là, xem nhẹ, nhất là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn hiện nay.

Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong 2 năm qua, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, biểu hiện rõ nhất là lạm phát cao, đầu tư kém hiệu quả... Cả một thời gian dài, tăng trưởng kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào vốn.

Thông thường các nước có trình độ phát triển như chúng ta, để có “1” tăng trưởng thì chi phí vốn là “3, 4” nhưng chúng ta rất cao, lên đến 5-6. Tức chi phí của chúng ta gấp rưỡi hoặc gấp đôi các nước.

Đầu tư để đạt được tốc độ tăng trưởng cao là điều đáng mừng, nhưng chất lượng đầu tư, hiệu quả tăng trưởng như vậy là kém.

Vì vậy, Đại hội XI của Đảng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, chấn chỉnh lại đầu tư công...

Kết quả của chủ trương này đến đâu trong thời gian tới phụ thuộc vào sự nỗ lực đổi mới và khả năng thực hiện của các cấp các ngành, địa phương; đặc biệt là công tác lãnh đạo, quản lý...

Với những diễn biến bất lợi nền kinh tế thời gian qua, năm 2013 Việt Nam xác định bắt đầu đặt nền móng, chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.

Ngày 8 và 9-9-2012, tại thành phố biển Vladivostok vùng Viễn Đông xa xôi nhưng đầy tiềm năng của Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu được Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2012 và dư luận quốc tế quan tâm, đánh giá cao. (Ảnh: Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

Ngày 8 và 9-9-2012, tại thành phố biển Vladivostok vùng Viễn Đông xa xôi nhưng
đầy tiềm năng của Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu
được Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2012 và dư luận quốc tế quan tâm, đánh giá cao.
(Ảnh: Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón tiếp
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang). 

Chủ tịch nước cho biết, trong kế hoạch 5 năm 2006-2011, chúng ta nhìn nhận kinh tế đất nước còn nhiều yếu kém: “Nền kinh tế như vậy không thể để kéo dài tăng trưởng cao được, nên chúng ta phải tái cấu trúc nền kinh tế. Chất lượng tăng trưởng những năm qua là tăng trưởng chiều rộng; tăng trưởng dựa vào vốn chứ không phải dựa vào năng suất, chất lượng, hay dựa vào công nghệ tiên tiến. Vì thế chúng ta quyết tâm chuyển dần tăng trưởng theo chiều sâu, tập trung nâng cao chất lượng và năng suất lao động, phát triển và làm chủ công nghệ mới...”.

Chủ tịch nước cũng lưu ý, khi tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, thời gian đầu phải chấp nhận GDP thấp, nhưng cũng không thể để thấp quá, phải giữ khoảng 5%/năm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Chúng ta cần tập trung mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế để có những bước phát triển về chiều sâu, đạt chất lượng căn cơ và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhận định về công tác lãnh đạo đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thẳng thắn chia sẻ: “2 năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn, nổi bật nhất là những khó khăn về kinh tế - xã hội. Điều đó nói lên trình độ lãnh đạo, quản lý của bộ máy lãnh đạo, trong đó có cá nhân tôi, vẫn còn nhiều yếu kém.

Những điều này đã được chỉ rất rõ, khi chúng tôi tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng. Tập thể và mỗi cá nhân đều đã vạch ra chương trình hành động để khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém đó.

Hy vọng rằng, với việc tự sửa chữa và rèn luyện của mỗi cá nhân cũng như tập thể, công tác lãnh đạo, quản lý thời gian tới sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, góp phần khắc phục, giải quyết được những khó khăn của đất nước hiện nay”.

Theo Chủ tịch nước, nhân dân vẫn tin tưởng và kỳ vọng vào Đảng, vào chế độ chúng ta hiện nay, kể cả lúc khó khăn nhất nhân dân vẫn tin tưởng vào Đảng.

“Nói như vậy không phải để rồi những cán bộ của Đảng, của dân lại tiếp tục lạm dụng lòng tin của nhân dân, mà để thấy rằng Đảng, Nhà nước đang mắc nợ nhân dân nhiều lắm. Niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước đang bị xói mòn vì tham nhũng, lãng phí, thói vô trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên... Những người cầm cân, nảy mực như chúng tôi phải suy nghĩ để khắc phục hiệu quả” - Chủ tịch nước trăn trở.

Đoàn kết, đồng lòng 

Hiện nay chúng ta đã bước sang năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm của Đại hội Đảng XI. Chúng ta đang quyết tâm thay đổi, tái cấu trúc nền kinh tế theo đúng tinh thần của Đại hội Đảng XI đã đề ra. Năm 2013, có thể còn khó khăn nhưng phải tập trung tháo gỡ để kinh tế phát triển khá hơn, kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, đời sống nhân dân không bị giảm sút.

Tôi mong rằng đồng chí, đồng bào cả nước hết sức nỗ lực phấn đấu, góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp đầu năm mới, điều tôi tha thiết muốn nhắn gửi mọi người hãy thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!

Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

Theo người đứng đầu Nhà nước, trong thời điểm khó khăn cần phải nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm càng lớn.

Bên cạnh những quy định của Đảng, luật pháp của Nhà nước ngày càng phải nghiêm minh, đòi hỏi phải đề cao tính tự giác của mỗi người: “Mỗi khi tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, nhiều bà con vẫn độ lượng động viên mình cố gắng, thấy chạnh lòng, xấu hổ lắm, vì chưa làm được nhiều cho dân, cho nước”.

Chủ tịch nước khẳng định, đất nước vẫn chưa phát triển được như mức có thể và như nguyện vọng của nhân dân, những người đã đi theo Đảng suốt 80 năm qua.

Sau hơn 1 năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết ông đã lắng nghe nhiều vụ việc về sự bức xúc của nhân dân, những chuyện nóng bỏng hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe: “Ví dụ như đến doanh nghiệp, anh em kêu ca thiếu vốn; gặp người lao động, thì bức xúc vì thiếu việc làm, thu nhập thấp; rồi ở những vùng tập trung công nhân thì lại thiếu nhà trẻ, trường học... Đó là những chuyện rất sát sườn, liên quan đến kinh tế, dân sinh cần giải quyết sớm”.

Chủ tịch nước cho rằng, nếu tái cơ cấu kinh tế nhanh, thực sự hiệu quả, kinh tế sẽ phát triển ổn định, thu nhập người dân tăng lên, phúc lợi xã hội đảm bảo... Ngay từ 2013 phải tập trung giải quyết vấn đề phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Nhân dân cũng đang bức xúc và trông đợi việc xử lý tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đời sống xã hội và bộ máy nhà nước.

Cần phải tạo ra chuyển biến rõ rệt, có kết quả rõ ràng để nhân dân yên tâm và tin tưởng vào Đảng, vào chế độ. Đối với những vụ việc nổi cộm đã được dư luận đề cập, ai cũng biết thì phải cương quyết làm rõ, xử lý.

Về công tác đối ngoại phải giải quyết hợp lý, hiệu quả và hòa bình vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển đảo để người dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên vùng biển Việt Nam yên tâm làm ăn.

Ta vừa bảo vệ chủ quyền, vừa phải giữ vững môi trường hòa bình. Làm tốt những điều này sẽ tạo ra xung lực mới để ổn định và phát triển đất nước.   

2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp. Số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước và lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm. Năm 2013, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh trở thành người Việt Nam đầu tiên đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày 1-1-2013. Bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định và duy trì tăng trưởng trên 5%. Lạm phát năm 2012 được kiểm soát ở mức 6,81% so với gần 19% năm 2011. Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USD và xuất khẩu gạo đạt gần 8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên kể từ năm 1993, tức sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD. Vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo, tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian vũ trụ. Cùng với việc phóng vệ tinh thứ 2, Việt Nam đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội. Nhà máy Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á khánh thành sau 7 năm xây dựng. Đây là sản phẩm của bàn tay, khối óc, kết tinh trí tuệ, sáng tạo của con người Việt Nam. Việc Nhà máy thủy điện Sơn La, có tổng công suất 2.400MW, về đích sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, đã tiết kiệm và làm lợi cho đất nước hơn 40.000 tỷ đồng.

2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp. Số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao
nước ta đi thăm các nước và lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm
Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm.
Năm 2013, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh trở thành người Việt Nam
đầu tiên đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ 5 năm
kể từ ngày 1-1-2013.

2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp. Số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước và lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm. Năm 2013, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh trở thành người Việt Nam đầu tiên đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày 1-1-2013. Bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định và duy trì tăng trưởng trên 5%. Lạm phát năm 2012 được kiểm soát ở mức 6,81% so với gần 19% năm 2011. Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USD và xuất khẩu gạo đạt gần 8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên kể từ năm 1993, tức sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD. Vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo, tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian vũ trụ. Cùng với việc phóng vệ tinh thứ 2, Việt Nam đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội. Nhà máy Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á khánh thành sau 7 năm xây dựng. Đây là sản phẩm của bàn tay, khối óc, kết tinh trí tuệ, sáng tạo của con người Việt Nam. Việc Nhà máy thủy điện Sơn La, có tổng công suất 2.400MW, về đích sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, đã tiết kiệm và làm lợi cho đất nước hơn 40.000 tỷ đồng.

Bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định
và duy trì tăng trưởng trên 5%. Lạm phát năm 2012 được kiểm soát
ở mức 6,81% so với gần 19% năm 2011. Lần đầu tiên Việt Nam đạt
kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USD và xuất khẩu gạo đạt gần 8 triệu tấn,
cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên kể từ năm 1993,
tức sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD.

Quyết tâm nâng cao chất lượng nền kinh tế ảnh 4

  Vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công
vào quỹ đạo, tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia của
Việt Nam trên không gian vũ trụ. Cùng với việc phóng vệ tinh
thứ 2, Việt Nam đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm
Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội.

2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp. Số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước và lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm. Năm 2013, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh trở thành người Việt Nam đầu tiên đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày 1-1-2013. Bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định và duy trì tăng trưởng trên 5%. Lạm phát năm 2012 được kiểm soát ở mức 6,81% so với gần 19% năm 2011. Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USD và xuất khẩu gạo đạt gần 8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên kể từ năm 1993, tức sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD. Vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo, tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian vũ trụ. Cùng với việc phóng vệ tinh thứ 2, Việt Nam đã khởi công dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội. Nhà máy Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á khánh thành sau 7 năm xây dựng. Đây là sản phẩm của bàn tay, khối óc, kết tinh trí tuệ, sáng tạo của con người Việt Nam. Việc Nhà máy thủy điện Sơn La, có tổng công suất 2.400MW, về đích sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, đã tiết kiệm và làm lợi cho đất nước hơn 40.000 tỷ đồng.

Nhà máy Thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á khánh
thành sau 7 năm xây dựng. Đây là sản phẩm của bàn tay, khối óc, kết tinh
trí tuệ, sáng tạo của con người Việt Nam. Việc Nhà máy thủy điện Sơn La,
có tổng công suất 2.400MW, về đích sớm hơn 3 năm so với Nghị quyết
của Quốc hội, đã tiết kiệm và làm lợi cho đất nước hơn 40.000 tỷ đồng.

Các tin khác