Quy hoạch cây mắc-ca: Giải bài toán vốn tín dụng

Để phát triển cây mắc-ca (Macadamia) được coi là một trong những nông sản chủ lực của Tây nguyên trong tương lai, cần có nhiều chính sách, cơ chế cụ thể như chiến lược và quy hoạch phát triển, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ cây giống, trồng trọt, chăm bón, đến thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo nguồn lực tài chính tín dụng và hỗ trợ về tài chính khác trong giai đoạn đầu phát triển. Mô hình kết hợp 5 nhà, gồm Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà băng - Nhà doanh nghiệp đã chứng tỏ sự thích hợp trong xây dựng và triển khai chiến lược phát triển mắc-ca tại Tây nguyên.

Để phát triển cây mắc-ca (Macadamia) được coi là một trong những nông sản chủ lực của Tây nguyên trong tương lai, cần có nhiều chính sách, cơ chế cụ thể như chiến lược và quy hoạch phát triển, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ cây giống, trồng trọt, chăm bón, đến thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo nguồn lực tài chính tín dụng và hỗ trợ về tài chính khác trong giai đoạn đầu phát triển. Mô hình kết hợp 5 nhà, gồm Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà băng - Nhà doanh nghiệp đã chứng tỏ sự thích hợp trong xây dựng và triển khai chiến lược phát triển mắc-ca tại Tây nguyên.

Thực phẩm phổ biến của tương lai

Hạt mắc-ca là một loại thực phẩm nhưng chỉ có 3 loại có giá trị thương mại là Macadamia integrifolia, Macadamia ternifolia và Macadamia tetraphylla, trong đó 2 loại sau có thể ăn ngay không cần chế biến. Ngay từ những năm 1880 mắc-ca được trồng vì mục đích thương mại ở vùng New South Wales (Australia) trước khi mở rộng sang Hawaii (Hoa Kỳ) từ những năm 1920, dù những hạt giống đầu tiên được nhập vào Hawaii từ năm 1882.

Với cơ sở khoa học, thực tiễn trồng thử nghiệm, nhu cầu trong nước và trên thế giới về hạt mắc-ca, chúng ta đi đến thống nhất về định hướng đưa mắc-ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, nhằm phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây nguyên.

Đại tướng TRẦN ĐẠI QUANG,
Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây nguyên

Từ năm 2006, ngành sản xuất mắc-ca bắt đầu suy thoái do giá thấp vì dư cung. Ngoài Hawaii và Australia với sản lượng năm 2013 khoảng 35.200 tấn, mắc-ca còn được sản xuất thương mại tại Nam Phi (37.000 tấn năm 2013), Brazil, California, Costa Rica, Israel, Kenya, Bolivia, New Zealand, Colombia, Guatemala và Malawi.

Tổng sản lượng mắc-ca toàn cầu năm 2013 đạt 135.000 tấn. Riêng Hiệp hội Mắc-ca Australia với hơn 600 thành viên, chiếm 70% tổng số người trồng và 90% tổng sản lượng mắc-ca hàng năm của Australia, đã thu hoạch 43.600 tấn mắc-ca năm 2014, tăng tới 24% (tương đương 8.400 tấn) so với năm trước.

Do có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu về mắc-ca trên thế giới có xu hướng tăng lên, đặc biệt sử dụng trong mỹ phẩm dưới dạng dầu mắc-ca dưỡng da, bên cạnh sử dụng như một loại thực phẩm riêng biệt hoặc kết hợp với các thực phẩm khác, chẳng hạn chocolate và nhiều loại bánh kẹo. Năm 2003, cơ quan nghiên cứu dinh dưỡng Australia phát hiện mắc-ca có hàm lượng cholesterol thấp, rất thích hợp trong bảo vệ sức khỏe.

Như vậy, đặc tính và công dụng của mắc-ca vẫn đang trong quá trình phát triển, nên nhu cầu về mắc-ca trên thị trường toàn cầu chưa thể được đánh giá chính xác, song có khả năng mắc-ca sẽ trở thành một trong những thực phẩm phổ biến của tương lai, với 3 đặc điểm nổi bật phù hợp với xu thế thực phẩm thời đại là ngon, tự nhiên và bổ dưỡng.

Ở Việt Nam, sản phẩm mắc-ca đang trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Australia, dù mắc-ca đã được trồng thử nghiệm tại một số địa phương vùng Tây Bắc từ hơn 1 thập niên trước.

Cần 5.000 tỷ đồng vốn tín dụng

Hiện nay đã có quy hoạch phát triển cây mắc-ca tại Tây nguyên giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến 2025, với tổng diện tích trồng mới trên 60.000ha, trồng xen canh trên gần 10.000ha và dự kiến cho thu hoạch từ năm 2016 đến năm 2020 khoảng 200.000 tấn, trị giá trên 30.000 tỷ đồng.

Theo tính toán của LienVietPostBank, chi phí cho cây giống, chăm sóc mắc-ca đến khi thu hoạch khoảng 50 triệu đồng/ha, trong khi nếu sản lượng đạt trên 1 tấn/ha có thể đạt doanh thu tới 200-300 triệu đồng/năm. Do đó, quy hoạch phát triển mắc-ca tại Tây nguyên có thể thực hiện được, nếu nỗ lực triển khai trên cơ sở phân tích rõ lợi ích từ phát triển mắc-ca cả ở cấp vĩ mô và vi mô.

Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển cây mắc-ca để trở thành trung tâm mắc-ca không chỉ của khu vực mà còn thế giới. Chúng ta có thể tin tưởng mắc-ca Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần phải tránh bẫy phát triển cây mắc-ca giá rẻ.

GS.TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ,
Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Phát triển mắc-ca hứa hẹn doanh thu và lợi nhuận lớn, song cũng đòi hỏi vốn đầu tư không nhỏ, do thông thường phải sau 5-7 năm, thậm chí sau 10 năm trồng trọt mới cho thu hoạch thương mại. Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với mắc-ca tương đối đặc biệt. Cụ thể cây mắc-ca cần đất đai màu mỡ, thoát nước tốt, lượng mưa 1.000-2.000mm, nhiệt độ không dưới 10°C và lý tưởng là 25°C.

Rễ cây mắc-ca không bám sâu nên dễ gãy đổ do gió bão và thường mắc bệnh thối rễ. Ngoài khoản đầu tư lớn nhất là đất đai phù hợp, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mắc-ca không hề nhỏ, do bên cạnh đầu tư vốn trực tiếp cho cây giống và chăm sóc, thu hoạch còn cần vốn đầu tư cho bảo quản, chế biến (cả sơ chế và chế biến sâu) đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo tính toán, tổng vốn đầu tư gieo trồng mắc-ca ở Tây nguyên lên đến gần 200 triệu USD, tương đương trên 4.000 tỷ đồng, chưa kể cần gần 50 triệu USD để xây dựng các nhà máy chế biến. 

Với đặc điểm của thị trường tài chính tín dụng Việt Nam và khả năng chi phát triển nông nghiệp nông thôn từ ngân sách nhà nước - bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương - cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển mắc-ca tại Tây nguyên, tín dụng ngân hàng vẫn phải đóng vai trò quan trọng nhất trong cung cấp nguồn lực tài chính cho phát triển mắc-ca ở khu vực này, ít nhất trong giai đoạn 2015-2020.

Theo đó, tổng nhu cầu vốn tín dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị mắc-ca trong giai đoạn chưa cho thu hoạch và cho vài năm đầu thu hoạch ước khoảng 5.000 tỷ đồng.

Ưu đãi tín dụng ở mức cao nhất

Do có truyền thống trồng trọt, chế biến và xuất khẩu nhiều loại cây công nghiệp có giá trị cao, quy mô lớn, đồng thời có nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng lớn như cà phê, hạt tiêu... nên hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây nguyên có số lượng đủ lớn, phân bố hợp lý và có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng phù hợp với đặc điểm phát triển của một loại cây công nghiệp dài ngày như mắc-ca.

Kinh nghiệm cho vay tín dụng ngân hàng phát triển cây cà phê tại Tây nguyên là bài học tốt để các tổ chức tín dụng triển khai cho vay phát triển mắc-ca theo quy hoạch đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 đã được phê duyệt.

Với tiềm lực vốn hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, tại các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng như Agribank, đặc biệt là sự sẵn sàng của LienVietPostBank với đề xuất gói 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân để phát triển mắc-ca ở Tây nguyên, có thể nói các tổ chức tín dụng đã sẵn sàng và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển mắc-ca tại cả 5 tỉnh Tây nguyên trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần xem xét kết hợp phát triển bảo hiểm nông nghiệp đối với mắc-ca để giúp giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra cho tổ chức tín dụng cũng như người trồng mắc-ca.

Tín dụng ngân hàng phát triển mắc-ca ở Tây nguyên cần thuộc diện ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt trên rất nhiều tiêu chí, kể cả ưu đãi hỗ trợ về lãi suất cũng như điều kiện cho vay, từ cho vay ưu đãi phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu, ưu đãi phát triển công nghệ cao đến tín dụng ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường sinh thái...

Theo đó, lãi suất tín dụng cho vay phát triển mắc-ca thuộc nhóm lãi suất cho vay thấp nhất, được ưu đãi ở mức cao nhất. Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay phát triển mắc-ca ở Tây nguyên được hưởng những ưu đãi hỗ trợ cao nhất về trích lập dự phòng rủi ro, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thuế...

Ngoài ra, các điều kiện cấp tín dụng ngân hàng như thế chấp, tín chấp, bảo lãnh tín dụng, hình thức, trình tự thủ tục cấp tín dụng cho phát triển mắc-ca cần được quy định đảm bảo đơn giản và thuận lợi nhất có thể cho người tham gia vào chuỗi giá trị mắc-ca.

TS. Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn nông dân Đắk Lắk trồng cây mắc-ca.

TS. Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn nông dân Đắk Lắk trồng cây mắc-ca.

Căn cứ vào đặc điểm của cây mắc-ca, thời hạn cho vay tín dụng ngân hàng nên dài hạn, không dưới 5 năm hoặc tốt nhất là 10 năm. Với thời gian khai thác cây mắc-ca lên đến 60-70 năm, thậm chí tới 100 năm, kỳ hạn cho vay như vậy không phải quá dài.

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng là chủ lực nhưng vẫn cần đặt trong sự phối kết hợp chặt chẽ với các nguồn lực tài chính khác để tăng hiệu quả tổng lực sử dụng các nguồn lực cho phát triển mắc-ca ở Tây nguyên, chẳng hạn khai thác nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), vốn đầu tư của các doanh nghiệp tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm (CTCP Tập đoàn Liên Việt đã sẵn sàng đầu tư tới 5.000 tỷ đồng vào trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc-ca của Tây nguyên), vốn đầu tư của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế và các quốc gia, vốn của các hộ nông dân Tây nguyên...

Các tin khác