Phá băng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng

Tín dụng vẫn là nguồn vốn chính, chiếm trên 80% tổng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có công lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các NHTM vừa thực thi chức năng kinh doanh, vừa gánh vác nhiệm vụ đầu tư, phục vụ nền kinh tế. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm sao phá băng, bơm vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Tín dụng vẫn là nguồn vốn chính, chiếm trên 80% tổng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có công lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các NHTM vừa thực thi chức năng kinh doanh, vừa gánh vác nhiệm vụ đầu tư, phục vụ nền kinh tế. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm sao phá băng, bơm vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Bất cập thủ tục cho vay

Đánh giá vĩ mô lẫn vi mô, ai cũng nhận thấy nguồn tiền tín dụng đang “tồn kho” chưa có đầu ra, điều dư luận xã hội gọi đó là sự đóng băng. Xét trên góc độ kinh tế - xã hội, hiện tượng đó là “nỗi đau” mà ngành ngân hàng đang mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khiến các nguồn vốn huy động không thể đưa sử dụng, khách quan thấy rõ là do nền kinh tế đang bị “đau ốm” nên sức hấp thụ vốn bị hạn chế.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, hàng tồn kho nhiều chưa tìm được đầu ra, ngân hàng cần sát cánh cùng doanh nghiệp để xử lý thu tiền về, bằng việc tìm cách mở rộng cho vay kích cầu đối với các nhu cầu của thị trường từ phía khách mua hàng. Trong trường hợp thua lỗ, ngân hàng nên cùng doanh nghiệp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh. Ở đây có thể thực thi chính sách tín dụng "lấy nợ nuôi nợ" - tức ngân hàng cho vay mới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phất lên, góp phần tích lũy trả nợ cũ… Hoặc nếu cần, thực hiện cả giải pháp cho vay đảo nợ. Việc ra đời Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) có thể cũng nhằm mục tiêu thực thi các giải pháp tín dụng linh hoạt nói trên.

Nguyên nhân này không thể khắc phục ngay trong ngắn hạn. Vấn đề tập trung tháo gỡ là các chế độ, thủ tục cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều bất cập.

Đa số doanh nghiệp nước ta hiện nay thuộc loại nhỏ và vừa, cũng như loại doanh nghiệp trung và lớn, nơi nào cũng cần vay vốn ngân hàng để làm ăn, phát triển nhưng thực tế vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ách tắc nguồn vốn tín dụng là thế chấp tài sản đảm bảo trong tín dụng và vấn đề cơ chế vận hành lãi suất cho vay hiện nay.

Việc đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên vào cuộc xử lý cơ chế, các thủ tục nghiệp vụ tín dụng sao cho linh hoạt, mềm dẻo hơn; cần giảm hẳn tính chất “hiệu cầm đồ” của hoạt động tín dụng ngân hàng ở nước ta.

Theo phản ánh của nhiều doanh nhân, tín dụng tắc đầu ra nằm ngay ở chế độ thế chấp tài sản đảm bảo. Nhận thức tư duy của cán bộ tín dụng ngân hàng cơ sở là rất sợ cho vay mất vốn sẽ lâm vào cảnh bị quy kết hình sự “thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng” như thực tiễn đã từng diễn ra. Tài sản đảm bảo khoản vay được thế chấp, dưới nhãn quan của cán bộ tín dụng là yếu tố không thể thiếu của một thương vụ cho vay đạt chuẩn.

Từ đó, dù muốn hay không trong tác nghiệp cho vay, họ có phần lơ là đi sâu bám sát để kiểm tra, kiểm soát đối với bên vay nợ. Trước đây, ngân hàng cho vay chủ yếu bằng tín chấp; dòng vốn tín dụng được theo dõi sát sao; cơ chế hàng tháng hay quý ngân hàng lập bản tính toán tài sản đảm bảo của doanh nghiệp vay vốn rất kín kẽ; vật tư hàng hóa tồn kho cán bộ tín dụng nắm rành rọt khi làm đảm bảo nợ…

Vì vậy theo tôi, tuy vẫn duy trì chế độ thế chấp tài sản khi cho vay, nhưng hoạt động tín dụng phải đi sâu đi sát tại từng cơ sở vay nợ, theo dõi chặt chẽ chu kỳ vận động của đồng tiền thực tế diễn ra so với những gì thường đã được giải thích khá trôi chảy theo hồ sơ phương án vay ban đầu. Cần đánh giá tín nhiệm đều đặn, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng phấn đấu vay trả tốt, tạo lập chữ tín trên thương trường mới là mục tiêu chúng ta mong đợi.

Trọng chữ tín, chia sẻ khó khăn

Việc xếp loại tín nhiệm doanh nghiệp, nên rộng mở hơn để chia sẻ với doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn hiện nay. Nhanh chóng xác lập loại doanh nghiệp đạt chuẩn tín nhiệm cao, nếu vay vốn hay được NHTM bảo lãnh được hưởng cơ chế tín chấp.

Đối với những doanh nghiệp mới quan hệ vay mượn hay sự tín nhiệm chưa đạt chuẩn và thực tại sản xuất kinh doanh của họ có những yếu kém nào đó, đương nhiên vẫn phải áp cơ chế thế chấp tài sản đảm bảo nợ. Ở đây việc đánh giá tài sản đảm bảo nợ cần khách quan, không hạ thấp quá mức cũng không thể nâng cao vô lối.

Ngân hàng cần mở rộng cho vay kích cầu giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, từ đó giảm được nợ xấu. Ảnh: LONG THANH

Ngân hàng cần mở rộng cho vay kích cầu giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn,
từ đó giảm được nợ xấu. Ảnh: LONG THANH

Về thủ tục cho vay, không nhất thiết phải hoàn thành công đoạn thế chấp tài sản có công chứng rồi mới tiến hành việc giải ngân… Về giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tại sao không thể giữ mức ngang giá vốn vay hay có thể cho mức thấp hơn chút ít, vì tài sản đảm bảo nợ vay không phải là yếu tố quyết định của thương vụ cho vay có hiệu quả.

Và khâu quan trọng của hoạt động tín dụng vẫn là đi sâu bám sát sự vận động của các dòng tiền, luôn chia sẻ cùng doanh nghiệp để phát triển đất nước, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

Cơ chế cho vay tín chấp NHNN đã cho thực thi từ lâu, nhưng vì điều kiện có khủng hoảng kinh tế - tài chính, nhiều doanh nghiệp làm ăn gặp khó khăn, vốn vay ngân hàng luân chuyển chậm, lại phát sinh nợ quá hạn, nên tư tưởng thủ thế, giữ an toàn trách nhiệm đã và đang ngự trị trên thương trường tín dụng Việt Nam, làm cơ chế cho vay tín chấp không mở rộng ra được.

Việc chuyển từ thủ tục cho vay nặng về thế chấp tài sản đảm bảo hiện nay sang mở rộng diện cho vay tín chấp đối với mọi loại hình doanh nghiệp (được thị trường đánh giá là có tín nhiệm) là một yêu cầu khách quan, phù hợp với xu thế hội nhập. Với yêu cầu sửa đổi chế độ thủ tục cho vay theo hướng nói trên, cần tránh sự ngộ nhận các NHTM đang hạ chuẩn tín dụng, mà là để gỡ khó cho các doanh nghiệp và làm tan băng dòng vốn tín dụng.

Định hướng chính sách rõ ràng

Trong khối ASEAN, Việt Nam là nước có mức lạm phát hàng năm cao nhất. Nay Chính phủ quyết tâm thực thi mọi giải pháp để kìm chế lạm phát ở mức 1 con số, khoảng 5-6%/năm. Với định hướng mục tiêu ổn định giá cả như trên, chính sách lãi suất huy động và cho vay trong hệ thống NHTM không thể không điều chỉnh giảm dần.

Điều thấy rõ là trong vài năm trở lại đây, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ về lãi suất tuy vẫn theo định hướng giảm dần, nhưng cơ chế vận hành lãi suất huy động vốn và cho vay có sự bất cập.

Nếu NHNN còn duy trì áp trần lãi suất chỉ nên áp trần lãi suất cho vay đầu ra phục vụ nền kinh tế. Chẳng hạn, mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn hiện nay có thể giảm xuống 8,5%/năm hay 9%/năm. Đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn, mức trần tối đa cũng chỉ 12%/năm là cao nhất. Mức trần lãi suất huy động cần được bãi bỏ. Khi NHNN điều chỉnh lại chính sách lãi suất cho vay theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất huy động vốn tự do hóa, sẽ khỏi phải bàn cãi mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động, các ngân hàng sẽ áp dụng theo tín hiệu thị trường và thế mạnh riêng của mình.

Chẳng hạn NHNN duy trì chính sách áp trần lãi suất huy động nhưng không áp trần lãi suất cho vay, làm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay rối rắm. Như trần lãi suất 7,5%/năm áp dụng cho huy động vốn ngắn hạn 12 tháng trở lại, trong khi lãi suất huy động trung, dài hạn tự do thỏa thuận.

Việc này đưa tới hiện trạng có nhóm ngân hàng đưa mức lãi suất huy động ngắn hạn dưới mức trần của NHNN, trong khi số khác duy trì mức lãi suất huy động để giữ chân hay lôi kéo khách hàng với mức 8-10%/năm nhằm tìm đầu ra với lãi suất thỏa thuận.

Đối với lãi suất cho vay chưa giảm đáng kể, tình trạng chung còn nhiều loại lãi suất cho vay khác nhau: lãi suất ưu đãi theo các gói tín dụng ưu đãi riêng; lãi suất cho vay mới cũng còn duy trì ở mức cao 10,5-13%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn tùy nghi, thỏa thuận trên 15%/năm; lãi suất đối với những khoản vay cũ nơi 13%/năm, nơi trên 15%/năm…

Lý giải của nhiều NHTM cho rằng vì nhiều khoản huy động vốn cũ trước đây chưa tất toán, phải trả lãi suất cao 17-20%/năm, nên mức lãi suất cho vay cũ cũng phải cao hơn.

Áp dụng kiểu lãi suất cho vay như vậy, không thể có sự diễn đạt nào khác là NHTM buôn bán vốn tiền tệ kiểu khoanh vốn theo “rổ rá”. Theo tôi thị trường tiền tệ là thống nhất, cơ chế lãi suất cũng cần có sự thống nhất. NHNN cần thanh tra, kiểm soát để xử lý những NHTM vi phạm chính sách lãi suất chung.

Các tin khác